Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Nhật Bản trong một đợt triển khai đối phó nguy cơ từ Triều Tiên - Ảnh: REUTERS |
Trong một buổi tọa đàm do Viện Do thái vì an ninh quốc gia Mỹ tổ chức, vị cựu tư lệnh hải quân khu vực Thái Bình Dương lập luận điều này sẽ giúp Nhật Bản trở thành nhân tố cân bằng tại Đông Bắc Á.
Trong bối cảnh Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ chương trình hạt nhân, một nước Nhật được vũ trang hạt nhân thậm chí có thể buộc Trung Quốc rút lại quan điểm đòi Mỹ và Hàn Quốc dỡ bỏ Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc.
"Nhiều người đã cho rằng Mỹ nên đưa lực lượng hạt nhân chiến thuật đến tây Thái Bình Dương, song song với việc phát đi tín hiệu rằng Nhật Bản không còn lệ thuộc vào chiếc ô hạt nhân của Mỹ nữa mà đang tự phát triển lực lượng hạt nhân cho chính mình", báo South China Morning Post (SCMP) ngày 16-8 dẫn lời ông Bird.
Theo ý của chuẩn đô đốc Mỹ, Washington đưa hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại THAAD tới Hàn Quốc để bảo vệ đồng minh Seoul khỏi mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên. Nhưng sự hiện diện của hệ thống này đã khiến Bắc Kinh khó chịu và nhiều lần phản đối.
Nay, nếu thêm chuyện Mỹ đưa lực lượng hạt nhân chiến thuật cộng với chuyện Nhật sở hữu vũ khí hạt nhân, Trung Quốc sẽ càng thêm lo.
"Những vụ như thế này chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc nhảy dựng vì đụng tới lợi ích của họ. Nhưng chỉ khi nguy cơ đó ngày càng hiện hữu, Bắc Kinh mới chịu gây sức ép lên Triều Tiên. Đó cũng là một giải pháp ngoại giao sẽ tạo ra sự khác biệt", ông Bird diễn giải.
Hồi tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, cũng đã nhắc tới ý tưởng tương tự.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc khẳng định Washington sẽ còn tiếp tục đưa vũ khí tới Đông Bắc Á để bảo vệ đồng minh nếu các mối đe dọa từ Triều Tiên tiếp tục hiện hữu.
Tôi không quyết định đưa THAAD tới Hàn Quốc để bảo vệ quốc gia này khỏi một mối đe dọa được tạo ra từ trí tưởng tượng. Vấn đề là Triều Tiên. Nếu muốn Mỹ ngừng đưa vũ khí, phải xử lý vấn đề đang tạo ra mối đe dọa tới Hàn Quốc, Nhật Bản và tất cả nước khác. |
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis |
Trong khi đó, ông Stephen Rademaker, cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ về an ninh quốc tế và không phổ biến hạt nhân, cho rằng không có cách nào buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ mục tiêu hạt nhân.
"Họ (Triều Tiên) đã đưa vào các văn bản chính thức, tuyên bố là một quốc gia hạt nhân từ lâu rồi. Hoặc là buộc họ lùi bước, hoặc bắt họ ngồi vào bàn đàm phán nghiêm túc về việc giới hạn năng lực, kiềm chế quy mô lực lượng hạt nhân của họ", ông Rademaker nêu quan điểm.
Quay trở lại câu chuyện có nên để Nhật sở hữu vũ khí hạt nhân, giới chuyên môn nhận định ý tưởng này là khả thi về mặt lý thuyết nhưng có thể kéo theo nhiều hệ lụy về địa chính trị tại Đông Bắc Á.
Điều 9 trong Hiến pháp hậu thế chiến II của Nhật Bản cấm Tokyo duy trì năng lực phát động chiến tranh. Tuy nhiên, hồi năm rồi, chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố không có điều khoản cụ thể nào trong hiến pháp hòa bình cấm Tokyo sở hữu hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân, theo bao SCMP.
"Nhật Bản gần đây đã tăng cường năng lực phòng thủ và phát triển việc diễn giải kỹ thuật điều 9 trong Hiến pháp. Nó không cấm quốc gia này duy trì năng lực phòng vệ", một báo cáo của Thư viện quốc hội Mỹ viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận