Làm hộ khẩu cho thanh niên hồi gia Có CMND, hộ khẩu nhưng không phải công dân Việt NamMẹ của trẻ bị bỏ rơi
Phóng to |
Bà Phan Thị Lượm (phải) và người nhà lo lắng trình bày vụ việc - Ảnh: G.M. |
Ngày 15-8-2008, tôi được một phụ nữ có tên P.T.M.H. (lúc đó 24 tuổi, quê Tây Ninh) gửi giữ con là bé P.Q.H. mới được 4 tháng tuổi với số tiền hơn 1 triệu đồng/tháng, giữ cả ngày lẫn đêm. Trong sáu tháng đầu tiên gửi bé H., mẹ bé thường tới thăm bé một tuần một lần nhưng sau đó bỏ đi luôn, không còn trở lại thăm hỏi hay gửi tiền nữa. Khi tới gửi con, chị H. gửi lại một giấy chứng sinh do Bệnh viện Hùng Vương cấp. Theo lời kể của chị H., chị làm nghề tiếp viên nhà hàng, chung sống như vợ chồng một người tên T.Q.T. (ở Q.4, TP.HCM) rồi có bé H., vì cuộc sống khó khăn nên phải gửi bé để kiếm tiền mưu sinh.
Phải thông qua tòa án Thượng tá Cao Văn Đen, phó trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64) Công an TP.HCM, cho biết: Trường hợp của cháu P.Q.H. hoàn toàn có thể nhập hộ khẩu vào gia đình bà Lượm theo quy định nhập hộ khẩu với người giám hộ của Luật cư trú. Tuy nhiên, do mẹ cháu H. đã bỏ đi, không thể làm thủ tục ủy quyền giám hộ nên bà Lượm phải tìm được mẹ cháu bé hoặc làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân Q.8 tuyên bố mất tích theo luật định. Sau khi có tuyên bố mất tích của tòa án, bà Lượm mang giấy này tới UBND P.3, Q.8 làm thủ tục nhận quyền giám hộ với cháu H., tiếp theo đó tới Công an Q.8 sẽ được nhập hộ khẩu. |
Từ khi tôi nhận nuôi và chăm sóc bé H. ở nhà, ba của bé có vài lần tới thăm, nhưng khoảng một năm sau thì anh T. bị bắt vì tội giết người, cướp tài sản và đã bị tử hình. Sau khi ba bé H. bị bắt, chị H. bỏ đi, bà nội và bác của bé H. có tới thăm hỏi, nhận cháu là người thân nhưng vài tháng sau cũng không còn qua lại, chăm lo cho cháu nữa. Từ đó tới nay, tôi nhận cháu làm con, tự tay nuôi dưỡng, chăm sóc và yêu thương cháu như con ruột của mình. Năm 2012, tôi có đem giấy chứng sinh của cháu H. tới UBND P.3, Q.8 làm giấy khai sinh cho cháu theo diện trẻ bị bỏ rơi, nhưng tới nay tôi chưa nhập được hộ khẩu cho cháu vào nhà tôi. Tôi đã làm đơn xin xác nhận tôi là người nuôi dưỡng cháu H. từ năm 2008, được công an phường xác nhận, nhưng khi tới Công an quận 8 xin nhập hộ khẩu cho cháu thì bị từ chối. Công an quận yêu cầu phải có cha, mẹ hoặc người giám hộ của cháu H. bảo lãnh mới được nhập hộ khẩu.
Cha cháu không được ghi thông tin trong giấy khai sinh, lại đã chết. Mẹ cháu bỏ đi từ gần sáu năm nay. Nếu yêu cầu phải có cha hoặc mẹ cháu bảo lãnh mới được nhập hộ khẩu cho cháu thì khó quá. Còn người giám hộ, thực tế tôi nuôi dạy cháu gần sáu năm qua, tôi đã được ghi tên trong giấy khai sinh là người nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi, nhưng làm sao tôi có thể nhận là người giám hộ của cháu khi cả cha lẫn mẹ cháu đều không thể làm giấy tờ ủy quyền? Cháu đã 6 tuổi, nếu cứ kéo dài tình trạng không có hộ khẩu, cháu sẽ khó được nhận vào trường. Tôi thương cháu như con của mình, chỉ mong cháu được học hành, lớn lên làm người tử tế, nhưng tôi không biết phải làm sao để nhập hộ khẩu cho cháu?
Có thể đề nghị UBND phường cử người giám hộ Luật sư Trần Hải Đức, Đoàn luật sư TP.HCM, cho biết nếu bà Lượm làm đơn đề nghị tòa án tuyên bố chị H. mất tích thì sẽ mất thời gian tới hai năm mới có thể có quyền giám hộ cháu H.. Do đó, bà Lượm có thể đề nghị UBND P.3, Q.8 cử người giám hộ theo quy định pháp luật. Cụ thể, bà Lượm có thể thông báo tìm bà H. - mẹ của cháu bé - trên các báo trong ba số liên tục, thông báo việc bà Lượm đang làm thủ tục nhận quyền giám hộ cho cháu H., đề nghị bà H. hoặc ai biết bà H. thì liên lạc. Nếu trong thời hạn ba tháng bà H. không liên lạc, bà Lượm sẽ đề nghị UBND P.3, Q.8 cử bà là người giám hộ vì bà là người đã nuôi dưỡng, chăm sóc cháu nhiều năm qua trên thực tế. Trên cơ sở xác minh thực tế, UBND phường sẽ ra quyết định cử người giám hộ theo luật, từ đó bà Lượm có thể nhập hộ khẩu cho cháu H. vào nhà mình. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận