18/03/2024 18:49 GMT+7

Nhà tuyển dụng không thích người hay yếu đuối, tổn thương trên mạng xã hội

Trong bài phỏng vấn trên CNBC, Lindsay Mustain, nhà tuyển dụng từng làm cho Amazon, chia sẻ ba dấu hiệu mà ứng viên không nên thể hiện, nếu không muốn các công ty từ chối hồ sơ xin việc.

Ra sức tìm kiếm sự công nhận và bộc lộ khao khát được tuyển dụng có thể phản tác dụng với ứng viên - Ảnh: TalkShop

Ra sức tìm kiếm sự công nhận và bộc lộ khao khát được tuyển dụng có thể phản tác dụng với ứng viên - Ảnh: TalkShop

Theo khảo sát vào tháng 1-2024 của trang web việc làm Monster, 95% người cho biết có ý định tìm việc mới trong năm nay. Tuy nhiên, 68% nhận định trong nền kinh tế khó khăn hiện nay, xin việc sẽ có nhiều thử thách.

Mustain, hiện là giám đốc điều hành công ty huấn luyện nghề nghiệp Talent Paradigm, nhấn mạnh dù mong muốn tìm việc đến mức nào, ứng viên cũng cần thể hiện một cách khéo léo.

"Hành vi tìm kiếm sự công nhận và bộc lộ khao khát được tuyển có thể phản tác dụng", cô nói.

Nộp đơn xin việc vào một công ty nhiều lần

Tránh nộp đơn xin việc vào công ty nhiều lần, đặc biệt là trong thời gian ngắn. Nếu một ứng viên nộp đơn 20 lần trong hai năm mà chưa một lần được tuyển dụng, rất có khả năng họ sẽ bị đưa vào "danh sách đen".

"Tôi sẽ nghĩ rằng chắc chắn có điều không ổn ở ứng viên này khiến họ vẫn chưa được tuyển, dù nộp đơn nhiều lần", Mustain nói. Bất kể bạn nghĩ mình phù hợp với công việc đến mức nào, nhà tuyển dụng sẽ không dành thời gian để xem xét thêm hồ sơ của bạn.

"Hãy cố gắng giới hạn đơn ứng tuyển của mình cho tối đa 5 vị trí mà bạn thấy mình muốn làm nhất ở cùng một công ty", cô khuyên.

Dùng chức năng "Open to Work" trên LinkedIn

Đây là chức năng mà LinkedIn cho rằng sẽ giúp kết nối nhà tuyển dụng và ứng viên tốt hơn, thể hiện nhu cầu và mức độ sẵn sàng tìm việc của một người. Tuy nhiên, theo cựu nhân viên Amazon, tín hiệu này có thể là con dao hai lưỡi làm "hạ giá" ứng viên.

"Khi nhìn thấy tín hiệu này, nhà tuyển dụng biết rằng ứng viên đang cần tìm việc, và có thể không kén chọn với cơ hội việc làm. Chức năng này thậm chí làm giảm giá trị của một ứng viên chất lượng cao.

Công ty sẽ không cố gắng thuyết phục bạn đầu quân cho họ nữa. Ngược lại, bạn đang ở vị trí cố gắng thuyết phục họ xem xét tuyển bạn", Mustain nói.

Nolan Church, giám đốc điều hành công ty săn đầu người Continuum và từng là nhà tuyển dụng tại Google, cũng đồng ý: "Mở chức năng Open to Work khiến nhà tuyển dụng cảm thấy ứng viên đang tuyệt vọng tìm việc".

Tỏ ra yếu đuối và tổn thương trên mạng xã hội

Nếu bạn đang thất nghiệp, đừng đăng trạng thái thất nghiệp của mình lên mạng xã hội và bày tỏ sự tổn thương, tha thiết tìm việc mới. Mustain dẫn lại một ví dụ mà cô từng thấy có người viết: "Tôi vừa bị sa thải và còn hai đứa con ở nhà. Tôi thực sự cần một công việc khác càng sớm càng tốt. Vì vậy, nếu bạn có thể giới thiệu tôi với một nhà tuyển dụng, tôi sẽ rất biết ơn".

Cô nói, mặc dù thất nghiệp là điều đáng buồn và đáng được thông cảm, nhưng việc thể hiện tình trạng công việc và cảm xúc trên mạng cũng không khác gì với treo bảng "Open to Work" (Cần việc) trên LinkedIn.

"Một bài đăng dạng này làm mọi người đánh mất thế mạnh của bản thân", cô phân tích.

Thay vào đó, nếu bạn vừa bị sa thải và muốn báo hiệu với mọi người rằng bạn đang tìm kiếm cơ hội mới, hãy chia sẻ theo góc độ tích cực, nhìn nhận sự việc như một khởi đầu mới cho sự phát triển.

Bạn có thể nói về những kinh nghiệm mình đã học được, từ đó sẵn sàng cho các thử thách mới ra sao. Điều này thể hiện khả năng thích ứng và tư duy hướng đến tương lai, một yếu tố sẽ thu hút nhà tuyển dụng.

Kinh tế càng khó càng dễ tuyển người tàiKinh tế càng khó càng dễ tuyển người tài

Mạnh tay chi lương, thưởng sẽ dễ chiếm được cảm tình người lao động? Doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít thương hiệu khó 'có cửa' tuyển và giữ chân người tài? Con người có là cốt lõi trong doanh nghiệp?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên