Chia sẻ về cách mà bạn sử dụng thời gian để phát triển bản thân giúp Nhà tuyển dụng dễ dàng nhìn nhận sự phù hợp giữa bạn và vị trí ứng tuyển - Nguồn: Freepik
4. Bạn giải quyết những tình huống áp lực hoặc căng thẳng như thế nào?
Trong cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng muốn biết: Bạn có giữ được tỉnh táo hay sụp đổ trước áp lực không? Họ muốn đảm bảo rằng bạn sẽ không rơi vào tình trạng khủng hoảng trước áp lực và những deadline gấp. Khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực rất được đánh giá cao.
Hãy chia sẻ một trường hợp bạn vẫn bình tĩnh bất chấp tình trạng căng thẳng. Nếu đó là một kỹ năng bạn đang phát triển, hãy thừa nhận điều đó và bao gồm các bước bạn đang thực hiện để phản ứng tốt hơn trước áp lực trong tương lai. Ví dụ: bạn có thể cho biết rằng bạn đã bắt đầu thực hành rèn luyện tâm trí để giúp bạn đối phó với căng thẳng tốt hơn.
Ví dụ: "Tôi biết rằng những tình huống căng thẳng sẽ luôn xuất hiện và tôi phải học cách vượt qua chúng. Tôi nghĩ tôi sẽ tiến bộ hơn sau mỗi trải nghiệm mới. Ví dụ, khi đang chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới ở công ty cũ, công việc của nhóm tôi không diễn ra theo đúng kế hoạch.
Thay vì chỉ trích, phản ứng đầu tiên của tôi là tạm hoãn lại một lúc và tìm ra một số chiến lược để giải quyết vấn đề trước mắt. Trước đây, tôi có thể sẽ hoảng sợ trong tình huống đó, nên việc bình tĩnh và tự chủ là một bước tiến và giúp tôi tiếp cận tình huống một cách rõ ràng hơn ".
Khả năng chịu áp lực và cường độ công việc cao là một điểm cộng khi phỏng vấn - Nguồn: Freepik
5. Bạn thích làm việc độc lập hay theo nhóm?
Câu trả lời của bạn phải dựa trên nghiên cứu bạn về văn hóa công ty và công việc. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng hầu hết các môi trường đều sẽ có yếu tố làm việc nhóm trong đó.
Nhiều vị trí yêu cầu bạn phải làm việc hàng ngày với người khác, trong khi một số vai trò yêu cầu bạn phải làm việc một mình. Khi bạn trả lời câu hỏi này, hãy nêu bật những đặc điểm tốt trong tính cách của bạn và chúng phù hợp với yêu cầu công việc như thế nào. Bạn cũng có thể quan tâm đến việc trả lời câu hỏi này bằng cách nêu bật những ưu điểm và nhược điểm của cả hai tình huống.
Ví dụ: "Tôi thích kết hợp của cả hai. Tôi thích có một nhóm để cùng lập chiến lược, nhận ý kiến đa dạng và trao đổi để nhận phản hồi. Nhưng tôi cũng cảm thấy thoải mái khi đảm nhận những công việc đòi hỏi tôi phải làm việc độc lập. Tôi thấy mình làm một số công việc tốt nhất khi có thể tập trung một mình trong không gian yên tĩnh, nhưng tôi thực sự đánh giá cao việc hợp tác với các đồng nghiệp của mình để đưa ra những ý tưởng tốt nhất."
6. Khi bạn đang phải cân bằng nhiều dự án, bạn làm cách nào để giữ cho mình ổn định?
Nhà tuyển dụng muốn hiểu cách bạn sử dụng thời gian và năng lượng của mình để duy trì năng suất và hiệu quả. Họ cũng đang tìm hiểu xem liệu bạn có phương pháp riêng để theo dõi công việc ngoài lịch trình và kế hoạch của công ty hay không. Hãy nhấn mạnh rằng bạn tuân thủ thời hạn và thực hiện chúng một cách nghiêm túc.
Hãy nêu ví dụ về một trường hợp cụ thể. Bạn có thể nói về tầm quan trọng và tính cấp bách của các dự án bạn từng thực hiện và cách bạn phân bổ thời gian cho phù hợp. Đồng thời, bạn hãy giải thích cách bạn duy trì tổ chức và tập trung vào công việc nếu được nhận.
Ví dụ: "Tôi đã quen với việc phải cân bằng các dự án trong công việc hiện tại, khi tôi thường phải chuyển giữa việc viết code phần mềm này sang phần mềm khác. Tôi sử dụng kỹ thuật đóng khung thời gian để đảm bảo tất cả đều đi đúng hướng, phân bổ lịch trên thời gian biểu cho một số nhiệm vụ nhất định. Tôi nhận thấy nó thực sự giúp tôi phân loại những việc cần hoàn thành trước và và những việc mà tôi phải làm hàng ngày."
Hãy thể hiện bạn là người có khả năng tổ chức và quản lý thời gian tốt - Nguồn: Freepik
7. Bạn đã làm gì để nâng cao kiến thức của mình?
Nhà tuyển dụng muốn biết mọi người sử dụng thời gian của mình theo những cách nhau như thế nào. Bạn không cần phải cảm thấy sợ hãi ngay cả khi bạn không dành thời gian để trau dồi kỹ năng hoặc tham gia các khóa học. Bởi vì chúng ta có thể học hỏi từ bất kỳ kinh nghiệm nào chúng ta có.
Nếu bạn dành thời gian trau dồi kỹ năng chuyên môn của mình, bạn có thể nói như sau.
Ví dụ: "Thời gian rảnh rỗi là cơ hội giúp tôi suy nghĩ về cách tôi theo đuổi sự nghiệp của mình. Tôi đọc rất nhiều tài liệu để cập nhật những ý tưởng, kiến thức mới nhất trong lĩnh vực của mình và trau dồi kỹ năng của mình bằng cách tham gia một số khóa học trực tuyến, chẳng hạn như…".
Nếu bạn chọn dành thời gian cho việc phát triển bản thân, bạn có thể nói như sau.
Ví dụ: "Tôi đã dành khoảng thời gian đó cho những điều tôi mà tôi yêu thích. Vì vậy, tôi học cách chơi ghi-ta và viết nhật ký. Tôi cảm thấy nó giúp tôi hiểu bản thân mình hơn và cũng là cơ hợi tuyệt vời cho việc tăng sức khỏe tinh thần cũng như năng suất làm việc của mình."
(Còn tiếp)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận