21/03/2023 18:13 GMT+7

Nhà đầu tư trái phiếu Credit Suisse phẫn nộ khi mất trắng 17 tỉ USD

Trái chủ của ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ Credit Suisse đã phẫn nộ vì mất trắng 17 tỉ USD trái phiếu loại AT1 sau vụ ngân hàng này được ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS mua lại.

Nhà đầu tư trái phiếu Credit Suisse phẫn nộ khi mất trắng 17 tỉ USD - Ảnh 1.

Credit Suisse, ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ, buộc phải sáp nhập vào Ngân hàng UBS hôm 19-3 để giải quyết khó khăn tài chính - Ảnh: REUTERS

Công cụ tránh việc tái diễn khủng hoảng kinh tế 2008

Thị trường trái phiếu AT1 toàn cầu trị giá 275 tỉ USD cũng có thể bị ảnh hưởng sau vụ UBS mua lại Credit Suisse.

Chứng khoán bổ sung hạng 1 (gọi tắt là AT1) là loại trái phiếu đặc biệt được tạo ra sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nhằm hạn chế việc dùng gói cứu trợ kinh tế để cứu các doanh nghiệp.

Trái phiếu AT1 hoạt động như một chứng khoán lai giữa trái phiếu và cổ phiếu. Lúc ổn định, AT1 mang lại cho trái chủ khoản lợi nhuận lớn hơn trái phiếu thông thường.

Tuy nhiên, khi khó khăn ập tới, số trái phiếu này có thể bị chuyển thành vốn chủ sở hữu, cụ thể là cổ phiếu, nhằm giảm nợ cho doanh nghiệp phát hành. Trong nhiều trường hợp, số trái phiếu này còn có thể bị xóa sổ hoàn toàn.

Nói cách khác, khi doanh nghiệp phát hành gặp khó khăn, trái chủ AT1 cũng đứng trước nguy cơ mất trắng.

Từ những đặc điểm trên, trái phiếu AT1 được xem là khoản đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh báo cáo kinh doanh của các ngân hàng châu Âu khả quan.

Trước khi sáp nhập vào UBS, Credit Suisse đã phát hành 13 gói trái phiếu AT1 với tổng trị giá 17,3 tỉ USD, theo số liệu được Hãng tin Bloomberg tổng hợp. Con số này tương đương hơn 20% tổng số nợ của họ.

Nghịch lý trái phiếu AT1 của Credit Suisse

Điều khiến các trái chủ Credit Suisse phẫn nộ không phải ở việc mất trắng khoản đầu tư, mà ở chỗ các cổ đông ngân hàng vẫn sẽ nhận 3,2 tỉ USD.

Việc này đi ngược thông lệ của trái phiếu AT1. Khi doanh nghiệp phát hành sụp đổ, thứ tự chịu thiệt hại phải là cổ đông, sau đó mới lần lượt đến trái chủ AT1 và trái chủ cấp cao. Chỉ khi nhóm trước đã mất trắng thì các nhóm sau mới được tính đến. Bản thân Credit Suisse cũng từng khẳng định thông lệ này với các nhà đầu tư.

Chính từ đây, không khí lo sợ các trường hợp tương tự sẽ tái diện lan rộng trong giới tài chính châu Âu. Khoản đầu tư lẽ ra an toàn của họ nay có thể mất giá trị bất kỳ lúc này.

Một khi điều này xảy ra, khả năng nhà đầu tư quay lại thị trường sẽ rất thấp. Trong giai đoạn ngân hàng phải chịu nhiều áp lực như hiện nay, mất đi nhà đầu tư là điều cấm kỵ.

Báo Economist dẫn bình luận của ông Louis-Vincent Gave - đồng sáng lập công ty nghiên cứu Gavekal - về động thái này: "Credit Suisse không phải người đầu tiên chết ngày hôm nay. Những điều khoản sáp nhập Credit Suisse rất có thể sẽ giết chết thị trường trái phiếu AT1".

Cơ quan ngân hàng châu Âu - tổ chức giám sát hoạt động ngân hàng của Liên minh châu Âu (EU) mà trong đó Thụy Sĩ không phải là thành viên - trấn an các nhà đầu tư bằng cách tái khẳng định thông lệ nêu trên, qua đó truyền đi thông điệp khoản đầu tư của các trái chủ AT1 tại các ngân hàng ngoài Thụy Sĩ vẫn an toàn.

Tuy nhiên, Credit Suisse vẫn là trường hợp mất mát lớn nhất trong lịch sử trái phiếu AT1, khiến nhà đầu tư phải tái cân nhắc loại chứng khoán này.

Cổ phiếu Credit Suisse bị bán tháo, chứng khoán nằm sànCổ phiếu Credit Suisse bị bán tháo, chứng khoán nằm sàn

Ngày 15-3, chứng khoán châu Âu trải qua ngày giao dịch tồi tệ nhất trong năm khi giá cổ phiếu của ngành ngân hàng liên tục "bốc hơi" do ảnh hưởng sự cố của Credit Suisse.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên