10/05/2018 14:21 GMT+7

Nhà đại gia Hứa Thị Phấn được 'phù phép' nâng giá ra sao?

TUYẾT MAI - HOÀNG ĐIỆP
TUYẾT MAI - HOÀNG ĐIỆP

TTO - Các bị cáo Bùi Thế Nghiệp, Nguyễn Công Tụ đã thẩm định nâng giá trị căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch lên gấp 8 lần giá thị trường, gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín hàng ngàn tỉ.

Nhà đại gia Hứa Thị Phấn được phù phép nâng giá ra sao? - Ảnh 1.

Bị cáo Bùi Công Tụ tại tòa - Ảnh: TUYẾT MAI

Ngày 10-5, phiên tòa xét xử 28 bị cáo về tội cố ý làm trái, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng Đại Tín tiếp tục phần xét hỏi làm rõ hành vi nâng khống giá trị căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch (do bà Hứa Thị Phấn làm chủ) từ 154 tỉ lên 1.260 tỉ đồng, gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín 1.105 tỉ đồng.

Trước đó, bị cáo Hoàng Văn Toàn, nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín, khai việc ký vào các biên bản, nghị quyết, hợp đồng mua bán căn nhà nói trên theo chỉ đạo của Hứa Thị Phấn và căn cứ vào chứng thư thẩm định giá của Công ty Trust Asset.

Theo cáo trạng, Công ty Trust Asset có chức năng định giá bất động sản nhưng không có chức năng thẩm định giá. 

Tuy nhiên, ngày 27-11-2011, Công ty Trust Asset và Công ty địa ốc Lam Giang đã ký hợp đồng thẩm định giá, giao cho Bùi Thế Nghiệp định giá căn nhà trên. 

Sau đó, Công ty Trust Asset ban hành chứng thư thẩm định giá, định giá căn nhà là 1.268 tỉ đồng (gấp 8 lần giá thị trường).

Khi bị xét hỏi căn cứ gì để các bị cáo định giá căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch từ 154 tỉ thành 1.268 tỉ đồng, bị cáo Bùi Thế Nghiệp (nhân viên định giá Công ty Trust Asset) cho rằng bị cáo chỉ làm theo chỉ đạo của giám đốc công ty là bị cáo Nguyễn Công Tụ.

Bị cáo Nghiệp cho biết bản thân mình chỉ học 1 tháng rưỡi để có chứng chỉ định giá bất động sản chứ không có thẻ thẩm định giá và bị cáo cũng không có chuyên môn về thẩm định giá.

Bị cáo Nghiệp khai tất cả những chứng thư thẩm định trước đây bị cáo đã định giá bằng phương pháp so sánh. Tuy nhiên, trường hợp này bị cáo lại định giá bằng phương pháp thặng dư mà không hiểu gì về điều kiện áp dụng phương pháp này.

Cụ thể khi ban giám đốc yêu cầu bị cáo định giá tài sản căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, trong khoảng thời gian này, bị cáo đã lên mạng và chạy trên đường Phạm Ngọc Thạch để tìm tài sản so sánh vì khi định giá phải có tài sản so sánh nhưng không tìm thấy.

Sau đó, trước sự hối thúc của ban lãnh đạo, phó giám đốc Lê Hoàng Minh đã nói bị cáo an tâm vì định giá chỉ để tham khảo, để kêu gọi đầu tư, chạy dự án 50 năm nên bị cáo đã định giá theo phương pháp thặng dư. 

Tuy nhiên, khi chủ tọa hỏi điều kiện áp dụng phương pháp thặng dư thì bị cáo Nghiệp không trả lời được.

Khi được hỏi tại sao bị cáo chỉ có thẻ định giá mà lại ra chứng thư thẩm định, bị cáo Nghiệp nói: "Bị cáo biết việc làm này là sai và có báo cáo với giám đốc nhưng giám đốc nói biểu mẫu đã làm sẵn, cứ làm theo nghiệp vụ của bị cáo. Bị cáo rất hối hận".

Bị cáo Nguyễn Công Tụ thì cho rằng không chỉ đạo và không nghe báo cáo từ bị cáo Nghiệp. Ông Tụ thừa nhận việc phát hành chứng thư thẩm định là sai quy định của pháp luật. 

Ông Tụ khai khi ký kết luận định giá và chứng thư thẩm định ông không có chuyên môn nên nhầm lẫn giữa chức năng định giá và thẩm định giá.

Ban lãnh đạo ngân hàng chỉ là Ban lãnh đạo ngân hàng chỉ là 'bù nhìn' của bà Hứa Thị Phấn

TTO - Với tỉ lệ vốn áp đảo và khả năng quản lý sát sao, bà Phấn đã biến ban lãnh đạo Ngân hàng Đại Tín thành "người làm thuê", phải ký vào nhiều biên bản không đúng quy định, thẩm quyền.

TUYẾT MAI - HOÀNG ĐIỆP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên