Ông Trương Tấn Sang (giữa) cắt băng khánh thành và đưa vào sử dụng cầu nông thông Việt tại xã Tân Lập, huyện Tịnh Biên - Ảnh: BỬU ĐẤU
Theo đó, 12 cây cầu nông thôn được xây dựng ở các xã: Núi Voi, An Hảo, Tân Lợi và Tân Lập, với tổng giá trị trên 19 tỉ đồng. Trong đó, 7 cây cầu do nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vận động các doanh nghiệp tài trợ 11 tỉ đồng, còn lại do UBND huyện Tịnh Biên đối ứng gần 8 tỉ đồng và nhân dân đóng góp trên 400 triệu đồng để xây dựng thêm 5 cây cầu.
Dịp này, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang còn vận động Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương (Vietcombank) tài trợ 3 tỉ đồng để tặng 200 con bò giống cho 200 hộ dân nghèo ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
Ông Trương Tấn Sang trao tặng bò giống cho bà con Khmer nghèo ở huyện Tịnh Biên - Ảnh: BỬU ĐẤU
Ông Nguyễn Thanh Bình - chủ tịch UBND tỉnh An Giang - cho biết tính từ năm 2011 đến nay tỉnh An Giang đã xóa được 1.700 cây cầu tạm bằng cách dùng ngân sách xây dựng cầu kiên cố hoặc kêu gọi vận động xã hội hóa. Tuy nhiên, hiện nay còn lại khoảng 1.000 cây cầu cần xây dựng mới.
Ông Nguyễn Thanh Bình (thứ 3 từ trái) trao tặng bằng khen và logo của UBND tỉnh An Giang cho các doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng cầu và tặng bò giống cho bà con 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn - Ảnh: BỬU ĐẤU
Phát biểu tại buổi lễ, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định đây la huyện thứ 4 được hỗ trợ từ chương trình xây cầu nông thôn Việt là: An Phú, Tân Châu, Tri Tôn và Tịnh Biên. Tuy nhiên, hiện tại nhiều cây cầu đang xuống cấp và cần làm thêm. Ông đánh giá cao sự đóng góp của các nhà tài trợ đã giúp đỡ chính quyền các địa phương biên giới "thay da đổi thịt" rất nhiều.
"Tôi hi vọng sự chi viện của trung ương, địa phương và các doanh nghiệp đóng góp sẽ làm cho vùng nông thôn biên giới khởi sắc hơn. An Giang là một trong nhiều địa phương có những sáng kiến. Tôi mong rằng truyền thống này tiếp tục được phát huy trong xây dựng và phát triển kinh tế vùng biên giới này" - ông Sang nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận