Thứ 3, ngày 2 tháng 3 năm 2021
Nguy cơ lây COVID cho các loài linh trưởng từ chụp ảnh tự sướng
Du khách chụp ảnh tự sướng (selfie) với những con khỉ, tinh tinh trên núi có thể đẩy những loại động vật này vào mối nguy lây lan COVID-19 trong cộng đồng linh trưởng.

Hai con khỉ đột tại Vườn quốc gia Virunga ở Congo trông giống người khi chúng chụp ảnh tự sướng. Ảnh: dailymail.co.uk
Theo kênh truyền hình CNN, sau khi thu thập và xem hàng trăm bức ảnh chụp du khách tham quan các loài động vật hoang dã ở Đông Phi đăng trên mạng xã hội Instagram, các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford Brookes (Anh) phát hiện phần lớn du khách không giữ khoảng cách đảm bảo để ngăn ngừa COVID-19 và thậm chí còn không đeo khẩu trang khi chụp ảnh với các con vật.
'Nguy cơ truyền bệnh giữa khách và những con khỉ đột này là rất đáng lo ngại. Điều quan trọng là chúng ta phải củng cố và thực thi các quy định về những hoạt động tham quan khám phá đi bộ xuyên rừng để đảm bảo an toàn cho những loài động vật vốn dĩ quý hiếm này', tác giả nghiên cứu Gaspard Van Hamme nhấn mạnh.
Theo thông cáo của Đại học Oxford Brookes, loài khỉ đột Đông Phi có nguy cơ tuyệt chủng khi ước tính chỉ còn khoảng 1.063 con còn lại trong tự nhiên.
Chúng thường sinh sống trong Vườn quốc gia Virunga (Cộng hòa Dân chủ Congo), Vườn quốc gia Bwindi và Vườn quốc gia khỉ đột Mgahinga ở Uganda và Rwanda.
Các nhà nghiên cứu đã xem 858 bức ảnh được đăng trên Instagram từ 2013-2019. Trong số đó, 86% bức ảnh cho thấy người chụp đứng cách khỉ đột trong vòng bốn mét và 25 trong số những bức ảnh đó thậm chí còn đang chụp du khách chạm vào con khỉ đột. Với khoảng cách quá gần như này, các nhà nghiên cứu cho rằng điều đó rất dễ để lây lan dịch bệnh sang cho loài vật linh trưởng.
'Chúng tôi cũng thấy du khách hiếm khi đeo khẩu trang khi tham quan và có nguy cơ lây truyền bệnh cho những con vật', Magdalena Svensson, giảng viên về nhân chủng học tại Đại học Oxford Brookes, nói thêm loài động vật linh trưởng này khá tương đồng với con người về mặt di truyền, vì vậy chúng có thể mắc những bệnh mà con người mắc phải như cúm, Ebola và cảm lạnh thông thường.
Gladys Kalema-Zikusoka, làm việc trong tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ khỉ đột ở Uganda có tên gọi 'Bảo tồn Thông qua Sức khỏe Cộng đồng', kết luận: 'Nghiên cứu trên cho chúng ta thấy một góc nhìn giá trị về mức độ mong muốn tiếp cận gần với loài động vật hoang dã của các vị khách như thế nào. Nó nhấn mạnh ngành du lịch phải có trách nhiệm để giảm thiểu sự lây lan dịch bệnh, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch COVID-19'.
-
TTO - Liên quan đến vụ 12 giảng viên cùng khoa xin nghỉ việc (Tuổi Trẻ ngày 27-2), phóng viên Tuổi Trẻ đã gặp TS Nguyễn Thị Phương Mai - trưởng khoa Hàn Quốc học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM).
-
TTO - Ông Nguyễn Bá Huy, trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, vừa ký văn bản báo cáo Thường trực Tỉnh ủy khẳng định việc bổ nhiệm bà Trần Huyền Trang là khách quan, minh bạch, không có sức ép, không có áp lực.
-
TTO - Sáng nay 2-3, Bộ Y tế thông báo tiếp tục ghi nhận 11 ca mắc COVID-19 mới, cả 11 người đều ở Hải Dương, Bên cạnh đó, nguy cơ vẫn còn ca bệnh lây chéo trong khu cách ly.
-
TTO - Một tuần qua bạn đọc liên tục đề xuất, hiến kế cách trị karaoke từ nhẹ đến nặng, "lấy độc trị độc", hát càng to phạt càng nhiều, nặng nhất là cấm tiệt, ngoan cố cho ra tòa luôn. Cấm loa kẹo kéo hay không? Cấm luôn karaoke tự phát hay không?
-
TTO - Ông Cao Minh Chu, giám đốc Sở Y tế Cần Thơ và bà Bùi Thị Lệ Phi, nguyên giám đốc Sở Y tế Cần Thơ, bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố do sai phạm trong đấu thầu.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận