Ngày Tết âm lịch là dịp gặp gỡ gắn kết giữa các thành viên, các thế hệ trong gia đình - Ảnh tư liệu TTO |
Tết âm lịch là sự đoàn viên. Chính tâm lý “trọng tình” đã hun đúc nên một cái Tết âm lịch kéo dài nhưng hợp lý.
Trong những cái khổ của con người, như Phật giáo đã chỉ ra là do “ái biệt ly khổ”. Nghĩa là thương nhớ, muốn gặp mặt, muốn đoàn tụ mà phải xa nhau nên khổ.
Thử hỏi ai làm việc cực nhọc quanh năm suốt tháng, xa quê, xa gia đình, xa bạn bè, xa người yêu... lại không có tâm lý thích được có một khoảng thời gian dài để gặp lại người thân, tâm sự về những tháng ngày đã qua?
Bởi vậy mới có câu: “Mồng Một tết Cha, mồng Hai tết Mẹ, mồng Ba tết Thầy”.
Tết âm lịch sẽ còn ý nghĩa gì nữa khi vì không có thời gian (chứ không phải không có tiền bạc) mà thiếu đi việc tảo mộ, thiếu đi một cành mai vàng, một nụ tầm xuân, hay thiếu đi món bánh chưng, bánh tét, món ăn đặc trưng trong ngày Tết đã có từ thời Văn Lang - Âu Lạc?
Bởi thế, Tết âm lịch không chỉ gói gọn trong ba ngày mà còn kéo dài đến mồng 10 tháng Giêng. Dân gian gọi là “ba ngày tết, bảy ngày xuân”.
Phải thừa nhận hiện nay, một bộ phận không nhỏ cư dân thành thị nước ta ăn Tết “Tây” theo kiểu “phú quý sinh lễ nghĩa”, nhưng phần lớn 90 triệu dân Việt Nam vẫn hướng về cái Tết âm lịch của dân tộc.
Do đó, ngày xuân các bạn trẻ cứ đi chơi. Nhưng phải dành ba ngày Tết cho gia đình, thầy cô. Các bạn còn đến bảy ngày xuân còn lại dành cho người yêu, đồng nghiệp, bạn bè...
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Đón Tết Nguyên đán như thế nào là tiết kiệm, văn minh, đồng thời không mất đi tính truyền thống của dân tộc, chuyên mục Cùng làm báo chờ đón những chia sẻ, câu chuyện, ý kiến của mọi người. Mời bạn gởi ý kiến của mình trong phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email về địa chỉ: tto@tuoitre.com.vn. Cảm ơn bạn! |
Với mình, bạn sẽ chọn xu hướng nào? Mời bạn điền vào ô thăm dò dưới đây:
[poll width="450px" height="250px"]256[/poll] |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận