Ảnh: howstuffworks.com |
Vui thì họ nhận, không vui thì không nhận, thích ai thì chọn mà không thích ai thì không chọn.
Những chuyện ai cũng biết là thế nhưng không phải đi phỏng vấn muốn nói gì thì nói. Người giỏi thì họ o bế, dùng lời ngon tiếng ngọt, người kém hơn thì họ bẻ hành bẻ tỏi, bắt bẻ từng câu chữ, từng cử chỉ, thái độ.
Tôi cần anh, tôi thích anh thì tôi buông lời có cánh, dùng lương bổng, chính sách, tình cảm để mời anh đến với tôi. Còn anh không giỏi thì anh phải bám váy tôi, phải nói sao tôi nghe vui tai thì tôi chọn anh, phải bày tỏ quan tâm đến công việc, yêu mến công ty thiết tha.
Có một sự chênh lệch lớn giữa kiến thức trong trường học và yêu cầu công việc ở ngoài xã hội nên người tuyển dụng muốn nói sao thì nói: "Thật ra chúng tôi cần người có kinh nghiệm", "anh học đại học ra mà anh không biết cái A cái B à?"....
Để xin được việc ngoài bằng đại học còn phải có thêm tiếng Anh, học thêm về nghiệp vụ liên quan đến công ty. Nhà tuyển dụng nào cũng muốn tuyển được người tài giỏi, xinh đẹp, trung thành với mình, thích người có kinh nghiệm nhưng lại không thích ứng viên đến công ty mình làm lấy kinh nghiệm.
Bạn bè tôi đi phỏng vấn giỏi mà xin được việc cũng có nhưng cũng phải đầu tư nhiều từ tiếng Anh đến học thêm nghiệp vụ.
Người tuyển dụng không thích ứng viên đến làm rồi bỏ đi nhưng lại thích người có kinh nghiệm đến với mình, ứng viên thì lại thích đi tìm những công việc ưng ý hơn, môi trường tốt hơn và thu nhập tốt hơn.... nên giữa người tuyển dụng và người đi xin việc luôn có mâu thuẫn.
Bạn bè tôi để xin được việc phải diễn trò đủ kiểu để được nhận. Vô tình cách phỏng vấn như thế buộc ứng viên phải nói xạo, phải diễn trò. Ai không diễn được mà lại không có thành tích gì nổi bật thì coi như không có cơ hội.
Mẫu số chung cho cả hai là ứng viên phải giỏi và phải bày tỏ thái độ tích cực, quan tâm đến công việc, công ty...
Bạn đồng tình/ không đồng tình với những vấn đề bạn Tran Tuan Linh đã nêu? Là một người trẻ, bạn thấy mình còn hạn chế ở những điểm nào khác? Theo bạn, nguyên nhân do đâu và bạn sẽ làm gì để khắc phục những điểm yếu này? Bạn đã từng "đau khổ" khi muốn tìm một công việc mới hoặc thay đổi công việc tốt hơn? Bạn đã có kinh nghiệm bổ ích nào? Bạn có từng thành công hay thất bại? Hãy chia sẻ cùng TTO qua địa chỉ email tto@tuoitre.com.vn hoặc phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài viết. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận