“Đường lưỡi bò” bị chỉ trích trước thềm đối thoại Mỹ - TrungMỹ yêu cầu Trung Quốc không gây hấn trên biển"Mỹ tính chiến thuật ngăn chặn Trung Quốc ở biển Đông"
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại S&ED - Ảnh: Reuters |
Báo New York Times dẫn lời một quan chức giấu tên thuộc phái đoàn Mỹ cho biết ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Kerry đã có một cuộc đối thoại rất thẳng thắn với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì phụ trách đối ngoại về vấn đề biển Đông. “Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh các nước không được phép hành động đơn phương để hiện thực hóa đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ” - quan chức này thông báo.
Quan chức trên cho biết ông Kerry khẳng định những nỗ lực “tạo hiện trạng mới” trên biển, ảnh hưởng đến an ninh khu vực là “không thể chấp nhận được”. Ngoài ra, ông Kerry cũng kêu gọi Trung Quốc thành lập Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) với ASEAN để ngăn chặn các hành vi đơn phương.
Biện pháp đối phó trên biển Đông
"Úc sẽ đương đầu với Trung Quốc để bảo vệ hòa bình, các giá trị tự do và thượng tôn pháp luật" Ngoại trưởng Úc JULIE BISHOP |
Trong khi đó, báo Financial Times dẫn lời một số quan chức cấp cao của Mỹ tiết lộ hiện Bộ Quốc phòng Mỹ đang phát triển các chiến lược quân sự mới để ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc từ từ chiếm đoạt chủ quyền trên biển Đông, dẫn tới xung đột quân sự. Một quan chức ở Washington đánh giá các biện pháp hiện tại của Mỹ dùng trấn áp chiến lược “cây gậy nhỏ” (dùng tàu dân sự và bán quân sự) của Trung Quốc trên biển Đông hoàn toàn không có hiệu quả.
Một phương án mới mà Mỹ đã áp dụng hồi tháng 3 là điều máy bay tuần tra P-8A tới bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) đang bị phía Philippines kiểm soát. Khi đó các tàu Trung Quốc ngăn chặn tàu Philippines tới tiếp tế cho lính thủy đánh bộ đóng tại bãi Cỏ Mây. Máy bay Mỹ đã bay rất thấp để người Trung Quốc quan sát thấy. “Đây là chiến lược mới. Thông điệp của Washington là chúng tôi biết rõ các người đang làm gì, hành động của các người sẽ dẫn đến hậu quả. Chúng tôi đủ sức ngăn chặn và chúng tôi đã ở đây” - một quan chức Lầu Năm Góc cho biết.
Mới đây, người phát ngôn Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cho biết quân đội Mỹ sẽ thường xuyên tổ chức chiến dịch trên vùng biển và vùng trời biển Đông. Lầu Năm Góc sẽ tăng cường triển khai máy bay tuần tra và sẵn sàng công bố các hình ảnh tàu Trung Quốc. Một số quan chức Mỹ tin rằng phía Bắc Kinh có thể sẽ e ngại với việc hình ảnh tàu Trung Quốc quấy rối, tấn công tàu Việt Nam và Philippines được công bố công khai.
Lầu Năm Góc cũng đã yêu cầu Bộ chỉ huy Thái Bình Dương điều phối việc phát triển hệ thống cung cấp thông tin hàng hải khu vực, giúp chính phủ các nước có thông tin về hoạt động của tàu Trung Quốc trên biển. Mỹ đã cung cấp cho Philippines, Nhật và một số nước thiết bị rađa và các hệ thống giám sát. Bộ Quốc phòng Mỹ muốn xây dựng một mạng lưới chia sẻ dữ liệu trong khu vực. Lầu Năm Góc cũng đang lên kế hoạch thể hiện sức mạnh, tương tự như việc triển khai máy bay B-52 tới biển Hoa Đông năm ngoái khi Bắc Kinh lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại đây.
Úc sẽ đương đầu với Trung Quốc
Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết Washington cũng cân nhắc khả năng đưa tàu hải quân đến gần các khu vực tranh chấp trên biển Đông. Thậm chí một số người đã đề xuất ý tưởng táo bạo hơn như triển khai lực lượng tuần duyên Mỹ đến biển Đông để chặn hoạt động của tàu hải giám, hải cảnh Trung Quốc, hoặc đưa lực lượng Mỹ tới bảo vệ ngư dân Philippines và các nước khi họ bị tàu Trung Quốc quấy rối. Tuy nhiên, chính quyền Obama chưa tính đến các phương án này.
Trong khi đó từ Úc, Ngoại trưởng Julie Bishop gây chấn động khi tuyên bố: “Úc sẽ đương đầu với Trung Quốc để bảo vệ hòa bình, các giá trị tự do và thượng tôn pháp luật”. Phát biểu trên báo Sydney Morning Herald, bà Bishop nhấn mạnh việc các chính quyền trước đây của Úc thường im lặng khi Trung Quốc gây hấn trên biển vì e ngại Bắc Kinh là sai lầm hoàn toàn. “Trung Quốc coi thường sự yếu đuối” - bà Bishop đánh giá.
Ngoại trưởng Úc nhắc lại việc Canberra đã phản đối mạnh mẽ việc Bắc Kinh đơn phương lập ADIZ trên biển Hoa Đông, khiến các quan chức quốc phòng Trung Quốc nổi giận. Bà cho rằng thà nói thẳng hơn là để Trung Quốc hiểu sai và bác bỏ sự lo ngại kinh tế Úc có thể bị ảnh hưởng nếu Trung Quốc phật ý. “Chúng ta biết rõ điều tối ưu là tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Nhưng chúng ta cũng cần lường trước những nguy cơ có thể sẽ xảy ra. Bạn phải hi vọng vào điều tốt nhất, nhưng cũng phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất” - bà Bishop cho biết. Giới truyền thông Úc bình luận đây là thông điệp rõ nhất mà chính quyền đưa ra về lập trường đối với Trung Quốc.
Khúc mắc thương mại Theo AFP, tại S&ED hôm qua ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew đã đề cập đến những vấn đề thương mại giữa hai nước. Đầu tiên là việc tỉ giá đồng nhân dân tệ bị Bắc Kinh làm suy yếu. Ông Kerry cũng kêu gọi Trung Quốc thắt chặt bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bộ trưởng Lew muốn các công ty nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc được hưởng quyền và lợi ích bình đẳng, rõ ràng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận