07/07/2025 21:24 GMT+7

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

Những năm gần đây, số lượng người bị lé (lác mắt) có xu hướng gia tăng trên thế giới và phần lớn là hiện tượng cấp tính, chứ không phải bẩm sinh. Ghi nhận cho thấy là do xem điện thoại quá nhiều.

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé - Ảnh 1.

Không chỉ gây cận thị, nghiện điện thoại còn có thể làm mắt bị lé - Ảnh: AFP

Theo các chuyên gia Nhật Bản, việc sử dụng điện thoại thông minh cũng như các thiết bị điện tử trong thời gian dài ngoài việc gây cận thị thì còn có thể gây thêm chứng lác mắt.

Qua theo dõi, nguy cơ mắc tật lác mắt đang có xu hướng gia tăng do thói quen vừa nằm vừa nhìn màn hình, để màn hình quá gần và mắt phải liên tục thay đổi tiêu điểm từ bên này sang bên kia. 

Giáo sư nhãn khoa Kyoko Ono thuộc Bệnh viện Đại học Y và Nha khoa Tokyo cảnh báo việc nhiều người dán mắt vào màn hình điện thoại ở khoảng cách gần khiến mắt bị kích thích mạnh. 

Bà khuyến cáo các phụ huynh nên quản lý thời gian sử dụng thiết bị của trẻ, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời và đưa trẻ đi khám chuyên khoa ngay nếu phát hiện dấu hiệu bất thường như hai mắt không thẳng hàng...

Giáo sư thỉnh giảng chuyên ngành nhãn khoa Miho Sato của Trường đại học Y Hamamatsu cho biết chứng lác mắt ở trẻ có thể cải thiện nếu thay đổi cách sử dụng thiết bị điện tử, chẳng hạn như giảm thời gian tiếp xúc hoặc giữ khoảng cách phù hợp khi nhìn màn hình. Tuy nhiên một khi bệnh đã phát triển, việc cải thiện chỉ có hiệu quả trong những trường hợp chớm bị và bị nhẹ, nên phòng ngừa từ đầu vẫn là điều cần thiết.

Một khảo sát của Văn phòng Nội các Nhật Bản cho thấy từ năm 2018 - 2022, thời lượng học sinh sử dụng thiết bị điện tử trung bình mỗi ngày đã tăng đáng kể, với học sinh tiểu học tăng từ 118 lên 214 phút, trung học cơ sở từ 164 lên 277 phút và trung học phổ thông từ 217 lên 345 phút.

Mắt lác là tình trạng hai mắt nhìn theo 2 hướng khác nhau và thiếu sự phối hợp khi nhìn. Hai mắt sẽ không thể nhìn tập trung vào một ảnh cùng lúc. 

Những năm gần đây, số lượng người bị lác mắt có xu hướng gia tăng trên thế giới và phần lớn là hiện tượng cấp tính, chứ không phải bẩm sinh. Xu hướng này thể hiện rõ hơn trong giai đoạn bùng phát đại dịch COVID-19 khi nhiều người phải ở nhà và thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng hay máy chơi game.

Ngày càng nhiều người bị lác mắt vì 'chăm' xem điện thoại - Ảnh 2.Trẻ chậm nói: Nguy cơ do xem nhiều điện thoại, học nhiều thứ tiếng

Theo các chuyên gia, việc xem thiết bị điện tử nhiều, ít giao tiếp xã hội, học nhiều ngôn ngữ… là những yếu tố nguy cơ khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên