Kỳ 1: “Chào bán” nền kinh tế Israel Kỳ 2: Tinh thần chutzpah
Phóng to |
Đơn vị tình báo công nghệ cao 8200 là mục tiêu mơ ước của nhiều học sinh Israel - Ảnh: Tư liệu |
Bạn đã ở đơn vị nào trong quân đội?
Từ năm 1950, Israel đã có Luật hồi quốc, đảm bảo “mọi người Do Thái đều có quyền đến với đất nước này”. Israel cũng đảm bảo không để “chảy máu chất xám”, vì người ra đi rồi cũng sẽ hồi hương. |
Áp lực thi tuyển vào những đơn vị này thật sự tăng lên khi các thiếu niên Israel tròn 17 tuổi. Mỗi năm, những lời xì xào bàn tán giữa học sinh trung học và học sinh cuối cấp lan khắp Israel. Ai được yêu cầu thử sức trong khóa huấn luyện phi công? Ai sẽ vào “sayarot”, đơn vị biệt kích của hải quân, lính dù, lữ đoàn bộ binh, và khắt khe nhất là Sayeret Matkal, đơn vị lính biệt kích trực thuộc tham mưu trưởng quân đội? Học sinh nào sẽ được yêu cầu thử sức trong những đơn vị tình báo tinh hoa như 8200, nơi Shvat Shaked và người đồng sáng lập của Fraud Sciences từng phục vụ? Và ai sẽ được chọn vào Talpiot, đơn vị kết hợp huấn luyện công nghệ với tất cả hoạt động của những đơn vị biệt kích hàng đầu?
Ở Israel, một năm trước khi đủ tuổi nghĩa vụ quân sự, mọi thanh niên nam nữ 17 tuổi đều phải đến trình diện tại các trung tâm tuyển quân của quân đội Israel để trải qua đợt sơ tuyển kéo dài một ngày. Cứ đến 18 tuổi, người Israel vào quân đội tối thiểu từ hai đến ba năm. Nếu sau đó không tiếp tục tại ngũ, họ thường vào đại học. “Tỉ lệ người Israel vào đại học sau khi giải ngũ là rất lớn nếu so với bất kỳ đâu trên thế giới”, Gary Shainberg - phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực sáng tạo và công nghệ của Hãng British Telecom - nói. Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), 45% người Israel có trình độ đại học, thuộc nhóm cao nhất thế giới. Và theo niên giám cạnh tranh toàn cầu mới đây của Viện Quản lý phát triển quốc tế (IMD), Israel xếp thứ hai trong số 60 quốc gia phát triển theo tiêu chí “có nền giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu của một nền kinh tế cạnh tranh”.
Khoảng 30 quốc gia có chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc kéo dài hơn 18 tháng. Trong nhóm các nước phát triển chỉ có ba nước yêu cầu thời gian phục vụ trong quân đội dài hạn là Israel, Hàn Quốc và Singapore. Không có gì ngạc nhiên vì ba nước này đều đối mặt với sự đe dọa thường trực hoặc từng trải qua những cuộc chiến sinh tử gần đây. Trong khi rất khó lọt vào các trường đại học hàng đầu của Israel thì những cơ sở đào tạo quốc gia được xem là ngang hàng với Harvard, Princeton và Yale chính là các đơn vị tinh nhuệ của quân đội Israel. Các đơn vị mà những ứng viên này từng phục vụ có thể cho nhà tuyển dụng tương lai biết người đó đã trải qua những quy trình tuyển chọn nào, cũng như những kỹ năng và kinh nghiệm liên quan mà họ đã có. “Ở Israel, quá khứ quân ngũ của một người đôi khi còn quan trọng hơn quá khứ học hành của họ. Một trong những câu hỏi thường xuất hiện trong buổi phỏng vấn là: Bạn đã phục vụ ở đơn vị nào trong quân đội?”, Gil Kerbs nói. Ông là cựu sĩ quan tình báo, hiện đang làm việc trong ngành đầu tư mạo hiểm của Israel và chuyên về thị trường công nghệ của Trung Quốc. “Trên Internet có những quảng cáo tuyển dụng đề rõ: Chỉ nhận cựu sĩ quan 8200”, ông nói.
Gary Shainberg lý giải: “Tất cả điều này làm thay đổi năng lực và tinh thần của mỗi cá nhân. Họ trưởng thành hơn rất nhiều, trải nghiệm sống hơn. Tất cả sức sáng tạo chỉ để tìm ra ý tưởng quan điểm mới mẻ. Lên bậc đại học, đầu óc họ đã ở một vị trí rất khác so với người Mỹ cùng tuổi”.
Phóng to |
Các học viên Talpiot trong ngày tốt nghiệp - Ảnh: Tư liệu |
Thế hệ Talpion
Trong quân đội Israel có một đơn vị với sự lựa chọn cực kỳ nghiêm ngặt và huấn luyện hà khắc ở mức cao hơn, đặc biệt trong lĩnh vực cải tiến công nghệ là Talpiot. Talpiot vừa là đơn vị có cơ chế tuyển chọn khắt khe nhất vừa có thời gian huấn luyện kéo dài nhất: 41 tháng, lâu hơn cả toàn bộ thời gian nghĩa vụ của hầu hết binh lính. Những ai tham gia chương trình này còn phải ký cam kết ở lại quân đội thêm sáu năm, nâng thời gian phục vụ tối thiểu trong quân đội của họ thành chín năm. Chương trình này là sản phẩm trí tuệ của hai nhà khoa học thuộc Đại học Hebrew là Felix Dothan và Shaul Yatziv, họ nảy ra ý tưởng này sau thất bại của Israel trước Ai Cập và Syria trong cuộc chiến năm 1973. Cuộc chiến là lời cảnh báo đắt giá rằng Israel phải bù đắp cho diện tích nhỏ và dân số ít ỏi của mình bằng cách duy trì thế mạnh về công nghệ và chất lượng. Hai giáo sư tìm đến bộ trưởng quốc phòng Israel khi đó là Rafael “Raful” Eitan với ý tưởng đơn giản: chọn ra một nhóm nhỏ những tài năng trẻ xuất chúng nhất của Israel và đào tạo để họ nắm bắt được những công nghệ chuyên sâu nhất mà các trường đại học và quân đội có thể nghĩ ra.
Ban đầu chỉ là một thử nghiệm kéo dài một năm, hiện nay chương trình này đã thực hiện liên tục trong 30 năm. Mỗi năm 2% học sinh phổ thông xuất sắc nhất của Israel - khoảng 2.000 người - được yêu cầu tham gia. Và cứ 10 người thì chỉ có một người vượt qua được hàng loạt bài sát hạch, chủ yếu về vật lý và toán học. 200 ứng viên này sau đó phải trải qua một cuộc kiểm tra kéo dài hai ngày về năng khiếu chuyên sâu và nhân cách. Một khi được gia nhập chương trình, học viên Talpiot phải trải qua kỳ thi lấy văn bằng đại học cấp tốc cho các môn toán học hoặc vật lý, cùng lúc làm quen với những nhu cầu công nghệ tại mọi chi nhánh thuộc quân đội Israel. Chương trình học thuật họ được đào tạo vượt xa kiến thức của một sinh viên đại học bình thường ở Israel hay bất kỳ đâu - họ phải học nhiều hơn trong thời gian ngắn hơn.
Tuy nhiên, cung cấp một lượng lớn các loại kiến thức cho học viên lại không phải mục tiêu cuối cùng của chương trình. Mục tiêu xa hơn là biến họ thành những nhà lãnh đạo có định hướng nhiệm vụ và có khả năng giải quyết các vấn đề. Nếu nhóm học viên vượt qua được hai hoặc ba năm đầu của khóa học, họ sẽ trở thành những “Talpion”, một danh phận có uy tín cả trong quân sự lẫn dân sự. Mặc dù chỉ có 650 người tốt nghiệp chương trình trong 30 năm qua, họ đã trở thành những học giả và người sáng lập các doanh nghiệp thành đạt hàng đầu của Israel. Nhiều công ty công nghệ của Israel có mặt trên NASDAQ đều do các Talpion thành lập hoặc có cựu sĩ quan Talpion nắm giữ những vị trí chủ chốt.
Dothan và Yatziv đã khẳng định các Talpion dễ dàng hoàn vốn đầu tư trong sáu năm phục vụ bắt buộc; 2/3 sĩ quan Talpiot tốt nghiệp dù làm trong giới học thuật hay các tập đoàn công nghệ cũng tiếp tục có những đóng góp to lớn cho xã hội và cho nền kinh tế, giúp củng số sức mạnh của đất nước theo nhiều cách khác nhau. Những Talpion có thể đại diện cho tầng lớp tinh hoa của tinh hoa trong quân đội Israel, nhưng chiến lược cơ bản đằng sau sự phát triển của chương trình là bằng chứng rõ ràng trong giới quân sự, cũng như một phần trong tập quán người Israel: đào tạo người lao động thành thạo nhiều chuyên môn, hơn là cực kỳ xuất sắc chỉ trong một lĩnh vực. Không phải ngẫu nhiên mà quân đội - đặc biệt là các đơn vị tinh nhuệ thuộc không quân, bộ binh, tình báo và công nghệ thông tin - đã đóng vai trò là lồng ươm cho hàng ngàn doanh nhân khởi nghiệp công nghệ cao của Israel.
Từ khi lập quốc, người Israel luôn cho rằng tương lai - dù gần hay xa - đều là dấu hỏi. Mỗi khoảnh khắc đều có tầm quan trọng chiến lược. Như Mark Gerson, một doanh nhân người Mỹ từng đầu tư vào vài doanh nghiệp mới thành lập của Israel, miêu tả: “Khi đàn ông Israel muốn hẹn hò với một phụ nữ, anh ta sẽ ngỏ lời với cô ấy ngay trong buổi tối hôm đó. Khi doanh nhân Israel có một ý tưởng, anh ta sẽ thực hiện nó ngay trong tuần. Quan điểm cho rằng nên tích lũy năng lực kinh nghiệm trước khi mở một doanh nghiệp hoàn toàn không tồn tại. Điều này lại rất tốt trong kinh doanh. Quá nhiều thời gian chỉ cho bạn thấy điều gì sẽ thất bại, chứ không phải thứ sẽ tạo ra sự thay đổi”. |
______________
Kỳ tới:Nhà nước mở cửa
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận