Phát biểu tại hội thảo về vấn đề xử lý nợ xấu trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, do tạp chí Nhà Đầu Tư tổ chức hôm 17-5, tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa đã nhấn mạnh như vậy.
Lo ngại nợ xấu gia tăng, ông Nguyễn Quốc Hùng - tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng - cảnh báo nợ xấu nội bảng, ngoại bảng và nợ xấu bán cho công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng sẽ không dừng lại mức dự báo là 5% mà sẽ tiếp tục tăng cao.
Cần có thị trường mua bán nợ
Góp ý tại hội thảo, các chuyên gia cũng khuyến nghị Việt Nam cần phát triển thị trường mua bán nợ theo cơ chế thị trường.
Ông Darryl Dong - cán bộ quốc gia cao cấp, Quỹ Tiền tệ quốc tế tại Việt Nam - cho rằng nợ xấu không xấu, nó đồng hành cùng hoạt động ngân hàng. Giải pháp làm sạch nợ xấu, ông Darryl Dong khuyên Việt Nam cần có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, thu hút vốn của các nhà đầu tư ngoại. Hiện nay Công ty Quản lý tài sản (VAMC) và ngân hàng độc quyền trong mua bán, giải quyết nợ xấu, đó không phải giải pháp theo thị trường mà chỉ trên sổ sách kế toán.
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa nêu lý do thị trường mua bán nợ của Việt Nam chưa thể ra đời được là do ngân hàng.
"Các ngân hàng của Việt Nam vô cùng kẹt xỉ, tức là bán nợ xấu nhưng nhất định phải thu hồi được gốc và lãi, đưa ra giá trên trời thì ai mua. Còn như ở các nước, nợ xấu thu hồi chỉ được vài ba chục phần trăm nợ gốc thôi", ông Nghĩa nói.
Loại bỏ tình trạng "quân xanh, quân đỏ"
Để xử lý nợ xấu, ông Nghĩa đề nghị Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp diễn ra vào tháng 5 này, sẽ có quy định về quyền thu giữ tài sản đảm bảo.
Theo đó, ngân hàng không cần phải có sự đồng thuận với chủ tài sản đảm bảo nhưng ngân hàng phải thông báo cho chủ tài sản biết. Vì thực tế, có ngân hàng đến thu hồi tài sản đảm bảo là trường dạy nghề với 3.000 học sinh, sinh viên có tổng trị giá 400 tỉ đồng nhưng nợ của ngân hàng chỉ 150 tỉ thôi. Đây là những điều mà chúng ta cần phải cân nhắc.
Ngay cả việc ngân hàng phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu, ông Nghĩa cũng lưu ý cần cẩn trọng. Vì có rất nhiều trường hợp, bản thân ngân hàng chơi cả quân xanh, quân đỏ khi tổ chức đấu thầu tài sản.
"Tài sản của người ta đáng giá 400 - 500 tỉ nhưng ngân hàng đấu thầu chỉ được 190 tỉ, tức là cũng tìm cách cướp không của người vay. Đấy là những thực tiễn" - ông Nghĩa nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận