Một chú chim hải âu in bóng trên Mặt trăng tại Cape Town, Nam Phi. Vào tối 30-8, Mặt trăng chỉ cách Trái đất 357.344km. Vì khoảng cách ngắn hơn thông thường nên nhìn từ mặt đất, người xem thấy Mặt trăng to và sáng hơn nhiều - Ảnh: REUTERS
Theo Space, siêu trăng là hiện tượng xảy ra khi Mặt trăng tiến rất gần đến Trái đất vào thời điểm trăng tròn. Lúc này, Mặt trăng trông lớn hơn và sáng hơn bình thường nhiều. Hiện tượng siêu trăng không quá hiếm, có thể diễn ra từ 2-5 mỗi năm.
Còn trăng xanh là hiện tượng trăng tròn xuất hiện hai lần trong vòng một tháng dương lịch hoặc ba lần trong vòng bốn tháng. Hiện tượng này diễn ra trung bình mỗi 2,8 năm. Trong văn hóa phương Đông, những năm có hiện tượng trăng xanh chính là những năm có tháng nhuận âm lịch.
Siêu trăng xanh là kết hợp hai hiện tượng siêu trăng và trăng xanh. Đây là hiện tượng cực hiếm, phải mất 10 - 20 năm mới lặp lại.
Lần siêu trăng xanh tiếp theo được dự đoán diễn ra vào năm 2037.
Siêu trăng chiếu sáng trên khu đền thờ Poseidon, Hy Lạp tối 30-8. Siêu trăng lần này có độ lớn và sáng nhất trong năm 2023 - Ảnh: REUTERS
Siêu trăng lên phía sau tòa tháp Gatala, Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: REUTERS
Ánh trăng sáng nhất năm soi rọi kim tự tháp Giza, Ai Cập tối 30-8. Đây là siêu trăng thứ hai diễn ra trong tháng 8-2023. Giới khoa học đặt tên cho sự kiện siêu trăng xuất hiện 2 lần trong cùng một tháng dương lịch là trăng xanh - Ảnh: REUTERS
Siêu trăng xanh mọc tại thủ đô Matxcơva, Nga - Ảnh: REUTERS
Mặt trăng tròn sáng rõ tại Leeds, Anh - Ảnh: REUTERS
Mặt trăng rằm với kích thước siêu lớn tại Rosh HaAyin, Israel - Ảnh: REUTERS
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận