10/07/2020 13:40 GMT+7

Ngắm nụ cười tươi vui của các em nhỏ khiếm thính hòa mình vào 'Bống bống bang bang'

HÀ THANH
HÀ THANH

TTO - '5, 6, 7, 8… nào, nhảy theo chị'. Trên nền nhạc 'Bống bống bang bang', các em nhỏ hào hứng nhún nhảy theo hướng dẫn của tình nguyện viên. Có em thích chí đưa tay lên biểu đạt lời cảm ơn đến các anh chị tình nguyện viên bằng ngôn ngữ ký hiệu.

Ngắm nụ cười tươi vui của các em nhỏ khiếm thính hòa mình vào Bống bống bang bang - Ảnh 1.

Các em nhỏ Trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) hào hứng nhún nhảy trên nền nhạc bài hát "Bống bống bang bang" - Ảnh: HÀ THANH

Sáng nay (10-7), gần 50 em nhỏ ở Trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) hào hứng tham gia sự kiện "Ligante" do nhóm bạn trẻ thuộc dự án SOFT.D Project (tạm dịch: Những cơ hội việc làm ổn định cho người khuyết tật) tổ chức.

Trên nền nhạc "Bống bống bang bang", các em nhỏ khiếm thính hào hứng nhún nhảy dưới sự hướng dẫn của tình nguyện viên. Các em còn được tham gia trò chơi, vẽ tranh với chủ đề "Ước mơ của em" đầy sắc màu.

Ngắm nụ cười tươi vui của các em nhỏ khiếm thính hòa mình vào Bống bống bang bang - Ảnh 2.

Tình nguyện viên hướng dẫn các em nhỏ từng động tác nhảy - Ảnh: HÀ THANH

Điều đặc biệt nhất là những bạn trẻ ở dự án này đều cố gắng biểu đạt, giao tiếp với các bạn nhỏ khiếm thính, cùng nhau trò chuyện, tham gia trò chơi bằng ngôn ngữ ký hiệu.

Đang nhún nhảy, cô bé có gương mặt xinh xắn Trần Thu Phương (lớp 7B, Trường PTCS Xã Đàn) ngồi lại trước cuốn sổ viết lên những dòng chia sẻ.

"Lần đầu tiên em thấy bất ngờ vì các anh chị biết ký hiệu khiến em vui. Em thích nhảy bài nhạc "Bống bống bang bang", vì nghe nhạc hay. Em có nhờ anh chị chỉ dẫn em trò chơi gì vui. Em thấy tuyệt vời.

Chúc các anh chị giữ sức khỏe nhé. I LOVE YOU".

Ngắm nụ cười tươi vui của các em nhỏ khiếm thính hòa mình vào Bống bống bang bang - Ảnh 3.

Thu Phương hí hoáy viết lên những dòng cảm xúc thay lời cảm ơn đến các anh chị - Ảnh: HÀ THANH

Bằng ngôn ngữ ký hiệu, Phương bộc bạch: "Hôm nay được nhảy, được chơi đùa, rất thích. Bài "Bống bống bang bang" thích lắm, dễ tập lắm. Em mong muốn có nhiều hoạt động hơn để vui đùa cùng các anh chị".

Khá khó khăn trong giao tiếp nhưng cậu bé Nguyễn Tất Hiếu (lớp 9B, Trường PTCS Xã Đàn) vẫn cố gắng biểu đạt từng câu, thay lời cảm ơn đến các tình nguyện viên đã mang đến cho các em sự kiện đầy sắc màu.

"Đây là lần đầu tiên em được nhảy như thế này, thích quá. Em rất cảm ơn các anh chị đã tạo sân chơi vui vẻ cho chúng em, chơi đùa với chúng em", Hiếu chia sẻ.

Ngắm nụ cười tươi vui của các em nhỏ khiếm thính hòa mình vào Bống bống bang bang - Ảnh 4.

Nụ cười tươi vui của các em nhỏ khi được hòa mình với từng điệu nhảy - Ảnh: HÀ THANH

Bạn Đỗ Thu Trang, trưởng ban tổ chức dự án SOFT.D Project, chia sẻ qua sự kiện, các bạn trẻ mong muốn góp phần thay đổi suy nghĩ về người khuyết tật, họ có thể tham gia sinh hoạt văn hóa, tham gia hoạt động như những người không khuyết tật.

"Mình có nói chuyện bằng ngôn ngữ ký hiệu với một em nhỏ ngồi sát sân khấu, em ấy cười rất tươi, biểu hiện cảm thấy vui vẻ vì đang được vui chơi. Chỉ điều đó thôi cũng khiến chúng mình cảm thấy có động lực để tiếp tục tổ chức những sự kiện như thế này", Trang cho biết.

Ngắm nụ cười tươi vui của các em nhỏ khiếm thính hòa mình vào Bống bống bang bang - Ảnh 5.

Hào hứng tham gia trò chơi tạo vòng tròn kết nối với nhau - Ảnh: HÀ THANH

Ngắm nụ cười tươi vui của các em nhỏ khiếm thính hòa mình vào Bống bống bang bang - Ảnh 6.

Các em nhỏ Trường PTCS Xã Đàn tham gia vẽ tranh "Ước mơ của em" - Ảnh: HÀ THANH

Ngắm nụ cười tươi vui của các em nhỏ khiếm thính hòa mình vào Bống bống bang bang - Ảnh 7.

Em vẽ bức tranh đầy màu sắc - Ảnh: HÀ THANH

Ngắm nụ cười tươi vui của các em nhỏ khiếm thính hòa mình vào Bống bống bang bang - Ảnh 8.

Hí hoáy tô màu cho những bức tranh ngộ nghĩnh - Ảnh: HÀ THANH

Ngắm nụ cười tươi vui của các em nhỏ khiếm thính hòa mình vào Bống bống bang bang - Ảnh 9.

Các em thích thú tạo dáng trước ống kính máy ảnh - Ảnh: HÀ THANH

'Găng tay' chuyển ngữ giúp trò chuyện với người khiếm thính

TTO - Nhận thấy khó khăn trong giao tiếp giữa người bình thường và những người khiếm thính, Lê Ngọc Anh nghiên cứu và cho ra đời một sản phẩm 'lạ': găng tay chuyển ngữ.

HÀ THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên