05/05/2025 14:49 GMT+7

Ngắm 87 phiên bản bảo vật quốc gia Phật giáo Việt Nam tại Đại lễ Vesak 2025

Sáng 5-5, dòng người gồm đại biểu, tăng ni, Phật tử đổ về khuôn viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM để tham dự triển lãm Văn hóa Phật giáo Việt Nam, nơi có 87 bảo vật quốc gia được sắp đặt công phu, tôn nghiêm và đầy tính thẩm mỹ.

 Vesak - Ảnh 1.

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm chùa Báo Ân - Ảnh: HỒ LAM

Triển lãm nhằm giới thiệu những nét khái quát về văn hóa Phật giáo Việt Nam trên các khía cạnh ngôn ngữ, pháp phục, kiến trúc, di sản, qua đó thể hiện sự phong phú, đa dạng của văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Dịp này ban tổ chức mong muốn đem đến cho du khách trong nước và quốc tế góc nhìn sâu sắc về sự phong phú, lâu đời và giá trị bền vững của Phật giáo Việt Nam, không chỉ trong lĩnh vực tôn giáo mà còn trong suốt tiến trình hình thành bản sắc văn hóa dân tộc.

 Vesak - Ảnh 2.

Bộ kinh Tịnh Độ Tạng gồm 25 tập, biên soạn hơn 120 tác phẩm kinh, luận, chú, sớ, sao, cũng như các trước tác học thuật của hành giả và học giả nổi tiếng trên thế giới, cùng với bộ Đại từ điển Tịnh độ chuyên biệt - Ảnh: HỒ LAM

Phật giáo là nhịp thở của văn hóa

Từ những bước chân đầu tiên vào khu vực triển lãm, người xem như bước vào một bảo tàng sống động, nơi 87 phiên bản bảo vật quốc gia được sắp đặt công phu, tôn nghiêm và đầy tính thẩm mỹ. Mỗi bức tượng, tác phẩm thư pháp, bảo vật có câu chuyện, là tiếng vọng của nghìn năm lịch sử đạo Phật, in đậm trong lòng người dân Việt Nam.

Đi kèm các giá trị Phật giáo tiêu biểu đã được Nhà nước công nhận là Bảo vật quốc gia là hệ thống hình ảnh, tư liệu và trích đoạn giới thiệu về giá trị của chúng đang được lưu giữ tại các bảo tàng, tu viện, di tích lớn trên cả nước.

Những giá trị bảo vật Phật giáo không chỉ là các tác phẩm điêu khắc, tượng thờ, phù điêu mà còn bao gồm: các hiện vật thờ tự, pháp khí, kinh sách cổ mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo Việt Nam từ thời Lý, Trần, Lê đến Nguyễn.

Mỗi bảo vật đều gắn với một thời kỳ lịch sử, phản ánh sâu sắc sự hòa quyện giữa nghệ thuật, tín ngưỡng và tư tưởng triết lý nhà Phật.

Tại không gian triển lãm còn trưng bày họa đồ lịch sử Đức Phật và quy trình tạo tượng theo truyền thống dân tộc, không gian thiền trà, những bức tranh họa vàng, tranh chùa Việt, kinh sách, mộc bản, pháp khí, nhạc cụ...

Theo hòa thượng T. Dhammaratana, phó chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc tế tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (ICDV), không gian triển lãm đều mang chung một tinh thần bảo tồn truyền thống, hòa hợp đa dạng và lan tỏa tuệ giác:

"Triển lãm năm nay là minh chứng sống động cho tinh thần Phật giáo Việt Nam, một nền văn hóa nhân văn, cởi mở, hòa nhập và đầy sáng tạo.

Từ mặt đất đến bầu trời, từ nghi lễ đến công nghệ tương tác, từ thư pháp đến hội họa, tất cả như hòa quyện vào nhau, cùng truyền tải một thông điệp: Phật giáo là nhịp thở của văn hóa, là ánh sáng soi đường cho hòa bình, là nền tảng của phát triển bền vững".

 Vesak - Ảnh 3.

Biểu tượng kiến trúc Phật giáo Việt Nam - Ảnh: HỒ LAM

 Vesak - Ảnh 4.

Người dân thực hiện nghi thức tắm Phật trong Lễ Phật đản - Ảnh: HỒ LAM

Ngắm 87 phiên bản bảo vật quốc gia Phật giáo Việt Nam tại Đại lễ Vesak 2025 - Ảnh 5.

Mẫu pháp phục Phật giáo Việt Nam được trưng bày trong triển lãm - Ảnh: HỒ LAM

 Vesak - Ảnh 6.

Tháp thờ - Chân khắc chữ nổi - Ảnh: HỒ LAM

 Vesak - Ảnh 7.

Động Tuyết Sơn chùa Mía - Ảnh: HỒ LAM

Ngắm 87 phiên bản bảo vật quốc gia Phật giáo Việt Nam tại Đại lễ Vesak 2025 - Ảnh 8.Lê Tứ, Hà Như hát nhạc kịch cải lương Cuộc đời Đức Phật ở Đại lễ Vesak 2025

Dù trời mưa nặng hạt, đông đảo phật tử mọi lứa tuổi vẫn tề tựu để thưởng thức chương trình nghệ thuật biểu diễn cải lương Cuộc đời Đức Phật tại công viên Láng Le, huyện Bình Chánh tối 3-5. Đây là một trong những sự kiện nổi bật tại Đại lễ Vesak 2025.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên