Mỹ gây sức ép lên Nga về UkraineUkraine: thống nhất hạ nhiệtĐọ súng tại đông Ukraine, ba tay súng ly khai thiệt mạng
Phóng to |
Những người biểu tình thân Nga canh gác một trụ sở chính quyền mà họ chiếm được ở Donetsk - Ảnh: navytimes.com |
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, ông Peskov - người phát ngôn của Tổng thống Vladimir Putin - nói việc mở rộng NATO sẽ là đe dọa nghiêm trọng với Nga vì “NATO là một tổ chức quân sự” và cảnh báo “Nga sẽ phải có các động thái đảm bảo an ninh của mình”.
Quan hệ Nga - NATO đã xuống thấp nhất sau khi Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3-2014. Trong tháng 4, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cảnh báo việc Nga can dự vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ gây ra “những hậu quả khôn lường” cho quan hệ giữa Matxcơva với phương Tây.
Cảnh báo được đưa ra một ngày sau khi NATO tuyên bố ngừng các hợp tác quân sự và dân sự với Nga.
Bản thân ông Putin ngày 19-4 nói ông không thấy có trở ngại gì trong việc đưa quan hệ giữa Matxcơva và phương Tây trở lại bình thường.
“Tất cả tùy thuộc vào những đối tác của chúng ta - ông Putin nói với Hãng tin Itar-Tass - Tôi cho rằng hiện giờ không có gì ngăn cản chúng ta bình thường hóa quan hệ trở lại và quay lại với các hợp tác trước giờ”.
Bộ Ngoại giao Nga trước đó cũng ra một tuyên bố lên án “sự đạo đức giả” của phương Tây khi bảo vệ cho những cuộc bạo động dẫn tới lật đổ chính phủ ở Ukraine, nhưng lại cáo buộc những người biểu tình thân Nga ở miền đông Ukraine là khủng bố.
Ông Putin cũng kêu gọi các nước châu Âu cùng chung tay hỗ trợ kinh tế Ukraine. “Chúng tôi không có ý định gây tổn hại cho kinh tế Ukraine hay đặt vấn đề về việc chuyển khí đốt sang châu Âu. Chúng tôi muốn kêu gọi tất cả các nước châu Âu chung tay ủng hộ kinh tế Ukraine”, ông Putin nói.
“Chúng ta không thể đặt toàn bộ gánh nặng của một nền kinh tế 45 triệu dân lên ngân sách Nga và những người đóng thuế Nga”. Trong một lá thư gửi cho 18 lãnh đạo chủ yếu ở Đông Âu tuần trước, ông Putin đã bày tỏ quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ ở Ukraine.
Ukraine hiện nợ Nga 2,2 tỉ USD tiền mua khí đốt, có thể tăng lên 5-6 tỉ USD tới cuối năm nay, theo Tiếng nói nước Nga.
Ở hiện trường, những người biểu tình thân Nga ở đông Ukraine không chiếm giữ thêm tòa nhà chính quyền nào nữa sau khi các cuộc đàm phán 4 bên ở Geneva giữa Nga, Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đi tới một thỏa thuận. Tuy nhiên, những người biểu tình cũng không rời các tòa nhà họ đã chiếm và từ chối buông vũ khí.
Thỏa thuận Geneva đã kêu gọi người biểu tình rời các tòa nhà và bỏ vũ khí để được ân xá. Nhưng lãnh đạo của phe biểu tình ở Donetsk, Denis Pushilin, đứng đầu nước Cộng hòa nhân dân Donetsk, nói họ không phải là những người ký thỏa thuận và Bộ trưởng ngoại giao Nga Sergei Lavrov (người đã ký thỏa thuận) “là đại diện của nước Nga, không phải của chúng tôi”. Tổ chức của Pushilin kêu gọi trưng cầu dân ý ngày 11-5 tới về việc tách đông Ukraine thành một quốc gia riêng.
Cho tới giờ, Nga đã phớt lờ các thỏa thuận của phương Tây yêu cầu họ rút khoảng 40.000 quân đang đóng ở biên giới với Ukraine. Nga giải thích đó là các cuộc tập trận “định kỳ” của quân đội nước này. Đáp lại, CNN dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên nói Mỹ cũng có kế hoạch tập trận trong vài tuần tới ở Ba Lan và Estonia, các nước đều có biên giới chung với Nga.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận