20/08/2012 16:20 GMT+7

Myanmar chấm dứt kiểm duyệt truyền thông

TẤN KHOA (Theo AFP, BBC)
TẤN KHOA (Theo AFP, BBC)

TTO - Cơ quan Đăng ký và giám sát báo chí Myanmar (PRSD) ngày 20-8 tuyên bố bãi bỏ việc kiểm duyệt trực tiếp truyền thông. Đây là hành động mới nhất trong hàng loạt biện pháp cải cách ở Myanmar gần đây.

Xem thông tin về tiến trình cải cách chính trị ở Myanmar

TYyfvcWr.jpgPhóng to
Người dân mua báo tại sạp báo ven đường ở Yangon - Ảnh: AP
lz5b8kj4.jpgPhóng to
Mời bạn vào tải ứng dụng Tuổi Trẻ dành cho smartphone và tablet sử dụng hệ điều hành Android đã có trên Google Play
Bắt đầu từ 20-8, các tờ báo về chính trị và tôn giáo tại Myanmar sẽ được xuất bản mà không cần sự phê chuẩn trước của nhà nước. “Các cơ quan báo chí trong nước không cần gửi bài về cho cơ quan kiểm duyệt trước khi in nữa” - Cục trưởng PRSD Tint Swe phát biểu tại cuộc họp với các nhà báo ở Yangon. Thay vào đó, các tờ báo phải tự chịu trách nhiệm với những gì mình xuất bản, đây được gọi là "hậu kiểm duyệt" hoặc "kiểm duyệt gián tiếp".

Chế độ kiểm duyệt trực tiếp báo chí tại Myanmar bắt đầu từ ngày 6-8-1964 và kéo dài hơn 48 năm. Các ấn phẩm luôn bị kiểm soát gắt gao trước khi xuất bản, từ báo in, lời bài hát và thậm chí là truyện cổ tích. Việc kiểm duyệt chỉ mới được nới lỏng hồi năm ngoái đối với các ấn phẩm ít gây tranh cãi.

Các nhà báo ở Myanmar đã được cung cấp chỉ dẫn cách viết về những vấn đề xã hội và chính trị gây tranh cãi.

Ngoài ra, hơn 30.000 website cũng được dỡ bỏ hạn chế truy cập, cho phép người dùng lần đầu tiên được vào những trang có nội dung chính trị.

Tuy nhiên các tác phẩm truyền hình vẫn bị kiểm duyệt. Những phóng viên truyền hình có thể “tự kiểm duyệt” tác phẩm của mình bằng cách đề nghị cung cấp chỉ đạo khi thực hiện những tin tức nhạy cảm.

“Hôm nay thật sự là một ngày tuyệt vời với tất cả các nhà báo ở Myanmar. Đây cũng là một điển hình đáng khích lệ trong tiến trình phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của chính phủ Thein Sein” - biên tập viên cao cấp của một tuần báo tại Yangon nói.

Cục trưởng Swe nói chế độ kiểm duyệt báo chí cần được loại bỏ vì nó không phù hợp với tiến trình dân chủ, tuy nhiên ông cảnh báo các ấn phẩm phải thể hiện tính trách nhiệm đi kèm với tự do báo chí.

Đầu tháng này, Myanmar công bố thành lập Hội đồng báo chí chủ chốt gồm thành phần là các nhà báo, một cựu thẩm phán tòa án tối cao và các học giả đã nghỉ hưu. Hội đồng có nghiên cứu về đạo đức truyền thông và dàn xếp những tranh chấp liên quan đến báo chí.

TẤN KHOA (Theo AFP, BBC)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên