Dòng máy bay F-35B của Thủy quân Lục chiến Mỹ có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng - Ảnh: AFP |
Reuters cho biết việc triển khai máy bay F-35B của căn cứ Iwakuni của Thủy quân Lục chiến Mỹ trên đảo Honshu của Nhật hôm 10-1 là một cột mốc quan trọng đối với dòng F-35 do nhiều người tin rằng đây là dòng máy bay có chi phí sản xuất quá cao.
Với sự phát triển hiện tại cùng việc mua lại 2.443 chiếc F-35 với giá 379 tỉ USD, máy bay chiến đấu F-35 của Lockheed Martin đã trở thành máy bay đắt đỏ nhất trong lịch sử và chi phí này vẫn tiếp tục cao hơn.
Phiên bản F-35B có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh theo phương thẳng đứng.
Trong quá trình phục vụ cho các hoạt động bay từ đây đến năm 2070 của dòng F-35, chi phí bảo trì và các chi phí khác sẽ góp phần đẩy chi phí tổng của chương trình F-35 này lên đến 1,5 nghìn tỉ USD.
Những người ủng hộ F-35 đề cao tốc độ của nó, khả năng hỗ trợ trên không, sự linh hoạt khi bay và các cảm biến hỗ trợ cho phi công trong việc truy cập thông tin.
"Sự kết hợp độc đáo của công nghệ cảm biến và ra đa tàng hình tiên tiến cùng hệ thống chiến đấu điện tử đã tạo nên lợi thế lớn cho dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, một máy bay ném bom hiện đại và là nền tảng cho sự hỗ trợ trên không chống lại tất cả các mối đe dọa tiềm năng" - Thủy quân Lục chiến Mỹ tuyên bố.
Trong khi đó phiên bản F-35C dành cho Hải quân Mỹ và được xây dựng để hạ cánh trên các tàu sân bay.
Tháng trước tổng thống đắc cử Trump đã gây sốc khi tuyên bố trên Twitter rằng ông muốn đối thủ Boeing của Lockheed Martin ra giá cho một lựa chọn khác trong dòng máy bay chiến đấu của quân đội Mỹ.
"Căn cứ vào chi phí và lạm chi lớn của dòng F-35 của Lockheed Martin, tôi đã yêu cầu Boeing ra giá một chiếc F-18 Super Hornet để so sánh" - ông Trump đăng tải trên Twitter hôm 22-12.
F/A-18 Super Hornet không có khả năng tàng hình và được sử dụng từ cuối thập niên 1990.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận