Phóng to |
Trụ sở Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA). Ảnh: AP |
Chuyên gia về an ninh mạng Bruce Schneier cho biết trên Đài truyền hình CNN ngày 18-6: "Không chỉ là việc nghe lén một cách thụ động, Mỹ đang tiến hành một cách có hệ thống việc xâm nhập vào các mạng lưới nước ngoài trên Internet để sẵn sàng cho một cuộc chiến lớn tranh giành hoặc phá hủy cơ sở hạ tầng điện tử".
Ông Schneier cho rằng Mỹ đang theo đuổi các chính sách đắt đỏ và gây bất ổn, cũng như không làm Internet trở thành nơi an toàn hơn. Ông nói chính quyền Mỹ hành động “vì sợ hãi” và gây ra phản ứng ngược từ các nước khác cũng vì sợ hãi.
Schneier cảnh báo một cuộc chiến tranh mạng và chạy đua vũ trang trên Internet vào giai đoạn sau của thế kỷ 21 đang diễn ra, trong đó có chính sách an ninh mạng của Mỹ được xếp loại tuyệt mật. Các cuộc tấn công mạng có thể diễn ra với tốc độ nhanh, cường độ cao và sức hủy diệt rất lớn. Chúng có thể làm đứt nghẽn hệ thống thông tin liên lạc, tê liệt cơ sở hạ tầng quốc gia hay trong kịch bản tồi tệ nhất, phá hủy các nhà máy điện nguyên tử.
“Giống như kho đạn hạt nhân thời chiến tranh lạnh, các kho đạn vũ khí mạng của chúng ta đã có đích nhắm trước và sẵn sàng rời bệ phóng. Đó là những gì mà Tổng thống Obama chỉ đạo Bộ tư lệnh an ninh mạng Hoa Kỳ”, theo Schneier.
Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) và Bộ tư lệnh an ninh mạng, theo Schneier, về cơ bản không khác nhau. Hai cơ quan đều có trụ sở ở Fort Meade, Maryland, và đều do tướng Keith Alexander đứng đầu. Trong một cuộc điều trần trước Thượng viện Mỹ hồi tháng 3, tướng Alexander đã đề cập việc sẽ thành lập hàng chục đơn vị an ninh mạng mới với ý đồ chủ động tấn công.
James Bamford, một chuyên gia về an ninh và an ninh mạng, cho biết: “Theo nhiều nguồn, các cơ quan như Bộ tư lệnh an ninh mạng, NSA và CIA (Cục Tình báo trung ương Mỹ) và tình báo Anh đang hỏi mua loại bản đồ có một không hai xác định vị trí các mục tiêu của họ. Có biệt danh Bonesaw, bản đồ này xác định địa điểm địa lý và địa chỉ kỹ thuật của gần như mọi thiết bị được kết nối với Internet trên toàn thế giới".
Người sở hữu bản đồ có thể định vị một đất nước và một thành phố, chẳng hạn như Bắc Kinh, Trung Quốc. Sau đó họ gõ vào tên của tổ chức mục tiêu, chẳng hạn như Viện nghiên cứu số 3, Bộ Công an, vốn là cơ quan chịu trách nhiệm về an ninh mạng, hay đơn giản là gõ vào địa chỉ số 6 đường Zhengyi. Bản đồ sau đó sẽ thể hiện phần mềm mà các máy tính trong cơ sở đó đang sử dụng, có thể có các phần mềm độc hại gì và một danh sách các phương pháp có thể sử dụng để xâm nhập…
"Việc mua và sử dụng một bản đồ như thế từ một quốc gia có thể coi là một hành động chiến tranh”, James Bamford kết luận.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Hong Kong: biểu tình phản đối dẫn độ "người thổi còi" “Người thổi còi” tiết lộ: Mỹ theo dõi Trung Quốc Snowden tiết lộ: Mỹ tấn công mạng của hàng loạt quốc gia Bạn gái "ngập nước mắt" khi Edward Snowden tiết lộ vụ nghe lén Lộ diện kẻ tiết lộ vụ nghe lén lớn nhất lịch sử Mỹ
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận