14/08/2023 07:32 GMT+7

Mỹ, Anh cảnh báo du khách nguy cơ tấn công khủng bố ở Thụy Điển

Ngày 13-8, Anh cảnh báo các công dân nước này tới Thụy Điển về nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công khủng bố sau khi xảy ra vụ các nhà hoạt động đốt kinh Koran khiến người Hồi giáo phẫn nộ.

Thủ đô Stockholm của Thụy Điển - Ảnh: REUTERS

Thủ đô Stockholm của Thụy Điển - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, trong bản cập nhật về khuyến cáo du lịch, Bộ Ngoại giao Anh cho biết chính quyền Thụy Điển đã dẹp thành công một số cuộc tấn công đã được lên kế hoạch và bắt giữ các nghi phạm.

"Các bạn nên cảnh giác vào thời điểm này" - Bộ Ngoại giao Anh lưu ý, đồng thời nói thêm rằng "những kẻ khủng bố rất có thể sẽ cố gắng thực hiện các cuộc tấn công ở Thụy Điển", trong đó những địa điểm mà người nước ngoài đổ đến có thể trở thành mục tiêu.

Trong tuyên bố thừa nhận khuyến cáo du lịch của Anh, Cố vấn An ninh quốc gia Thụy Điển Henrik Landerholm nhắc lại các mối đe dọa đang gia tăng đối với Thụy Điển kể từ sau các vụ đốt kinh Koran.

Trong khuyến cáo du lịch của mình, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lo ngại: "Các nhóm khủng bố tiếp tục âm mưu tấn công ở Thụy Điển. Những kẻ khủng bố có thể tấn công mà không có hoặc có rất ít cảnh báo trước, nhắm mục tiêu vào các địa điểm du lịch, trung tâm vận tải, chợ/trung tâm mua sắm, các cơ sở của chính quyền địa phương, khách sạn, câu lạc bộ, nhà hàng, nơi thờ cúng, công viên, các sự kiện thể thao và văn hóa quy mô lớn, cơ sở giáo dục, sân bay và các khu vực công cộng khác".

Hồi tháng 6, một người đàn ông tên Salwan Momika - người tị nạn Iraq ở Thụy Điển - đã đốt kinh Koran bên ngoài nhà thờ Hồi giáo lớn nhất tại Stockholm.

Chính phủ một số quốc gia Hồi giáo như Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Jordan và Morocco đã lên tiếng phản đối hành động đốt kinh Koran của ông Salwan. Iraq tìm cách dẫn độ người đàn ông này về nước để xét xử.

Đến ngày 20-7, hàng trăm người biểu tình đã trèo tường và phóng hỏa Đại sứ quán Thụy Điển ở Baghdad (Iraq) để phản đối sau khi cảnh sát Thụy Điển phê duyệt một cuộc tụ tập đốt kinh Koran khác.

Người Hồi giáo coi việc đốt kinh Koran là báng bổ. Mỹ cũng lên án hành động đốt kinh Koran, nhưng nói thêm việc Thụy Điển cấp giấy phép tụ tập là ủng hộ quyền tự do ngôn luận và không đồng nghĩa tán thành hành động đốt kinh Koran.

Hàng trăm người biểu tình Iraq trèo tường, phóng hỏa Đại sứ quán Thụy ĐiểnHàng trăm người biểu tình Iraq trèo tường, phóng hỏa Đại sứ quán Thụy Điển

Ngày 20-7, hàng trăm người biểu tình đã xông vào Đại sứ quán Thụy Điển ở trung tâm thủ đô Baghdad của Iraq để phản đối vụ đốt kinh Koran ở Thụy Điển.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên