PGS.TS Nguyễn Đình Hòa, viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng y học tái tạo và tế bào gốc, chuyên gia phẫu thuật cột sống Bệnh viện Việt Đức, cho biết thoái hóa đĩa (Degenerative Disc Disease - DDD) không thực sự là một bệnh, nó là một phần của quá trình lão hóa bình thường của cột sống.
Khi đĩa đệm cột sống thoái hóa, nó mất khả năng hoạt động hiệu quả như một phần của khớp cột sống, do đó có thể dẫn đến đau lưng và có thể đau lan đến các chi.
Có thể hiểu đơn giản, bệnh thoái hóa đĩa mô tả các triệu chứng đau và có thể có yếu hoặc bị tê bì xuất phát từ một đĩa bị thoái hóa cột sống.
Trong khi định nghĩa nghe có vẻ đơn giản, nhiều bệnh nhân được chẩn đoán bị thoái hóa đĩa lo lắng nếu bị đau dạng này ở tầm tuổi ba mươi hoặc thấp hơn, nó sẽ tồi tệ đến mức nào theo thời gian?
Bệnh sẽ dẫn đến tê liệt, phải ngồi xe lăn? Bệnh sẽ lan đến các phần khác của cột sống và có gây ra bất kỳ tổn thương vĩnh viễn nào không?...
Theo PGS.TS Nguyễn Đình Hòa, chẩn đoán "bệnh thoái hóa đĩa" như một sự báo động đối với nhiều người bệnh vì nó có vẻ giống một bệnh đe dọa sẽ tiến triển. Tuy nhiên, nó không thực sự là một căn bệnh, và nó cũng không phải là một sự thoái hóa nghiêm trọng.
Thực chất, cụm từ "thoái hóa" này không áp dụng đối với các triệu chứng của nó, mà thay vào đó là mô tả quá trình thoái hóa đĩa theo thời gian.
Trong khi sự thật là thoái hóa đĩa có khả năng tiến triển theo thời gian, cơn đau do bệnh thoái hóa đĩa thường không trở nên tồi tệ và trong thực tế có thể nhẹ hơn nếu có đủ thời gian.
Một nguyên nhân gây nhầm lẫn nữa có thể là do thuật ngữ "bệnh", mà thực sự là một sự nhầm lẫn. Thoái hóa đĩa chỉ được coi là bệnh khi tình trạng thoái hóa đó gây đau từ một đĩa bị hỏng.
Đĩa thoái hóa là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa, và theo thời gian tất cả mọi người sẽ thấy những biến đổi trong các đĩa của họ tùy theo mức độ nhiều hay ít của sự thoái hóa.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người sẽ phát triển các triệu chứng. Trong thực tế, bệnh thoái hóa đĩa là khá đa dạng về tính chất và mức độ nghiêm trọng của nó.
Điều quan trọng cần lưu ý là đĩa thoái hóa có thể dẫn đến hoặc đẩy nhanh sự khởi phát của bệnh lý cột sống khác, chẳng hạn như:
• Hẹp ống sống, một hình thức của sự thoái hóa cột sống dẫn đến chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống.
• Viêm xương khớp ở cột sống, ví dụ như thay đổi ở các khớp ở mặt sau của cột sống xảy ra do đĩa bị thoái hóa.
• Vẹo cột sống: Khi các khớp cột sống thoái hóa đến một mức độ nhất định, chúng có thể dẫn đến việc trượt thân đốt sống về phía trước hoặc một hướng khác.
Hai phát hiện tương quan nhất với một bệnh lý đĩa bị đau là:
• Sự mòn đĩa sụn
• Sụp lún đĩa đệm
Giống như các khớp khác trong cơ thể, mỗi đoạn cột sống là một khớp bao phủ bởi sụn. Giữa các thân đốt sống và đĩa đệm là một lớp sụn, được biết đến như là đĩa sụn bị thoái hóa dẫn đến viêm và vi chuyển động bất ổn, gây ra đau đớn. Sau quá trình này, đĩa đệm sẽ có thể sụp lún.
Các mục tiêu trong điều trị bệnh thoái hóa đĩa thường kết hợp ba lĩnh vực: kiểm soát cơn đau; tập thể dục và phục hồi chức năng; thay đổi lối sống. Nên đến bác sĩ sớm để được hướng dẫn, trong đó có việc tập luyện để ngăn bệnh tiến triển và phục hồi chức năng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận