Mỹ cảnh báo về bom "kem đánh răng" nhắm vào TVH SochiNhóm phiến quân Hồi giáo đe dọa tấn công Olympic Sochi
Phóng to |
Tổng thống Putin đặt nhiều kỳ vọng làm rạng danh nước Nga nếu tổ chức thành công Thế vận hội Sochi. Trong ảnh: ông lắng nghe cô Elena Isinbaeva, trưởng làng Thế vận hội, khi thị sát tại đây ngày 5-2 - Ảnh: Reuters |
Ông Abe là lãnh đạo G7 duy nhất đồng ý tới dự lễ khai mạc khi các lãnh đạo G7 khác từ chối vì chính sách chống người đồng giới và một loạt vấn đề nội bộ khác của nước Nga.
Cuộc gặp trong ngày hôm nay sẽ là cuộc gặp thứ năm giữa hai ông kể từ khi ông Abe trở lại nắm quyền. Và ngay sau Olympic, ông Putin cũng sẽ có chuyến thăm cấp cao tới Nhật. Quan hệ hai nước đang trong giai đoạn ấm nồng thật sự bất chấp cuộc tranh chấp ở quần đảo Kuril (phía Nhật gọi vùng lãnh thổ phía bắc) vẫn còn gây chia rẽ hai nước suốt bảy thập kỷ nay.
Thật ra màn tango của ông Putin đã bắt đầu cách đây hai ngày. Hôm 6-2, ông có cuộc tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tại Sochi. Và đây là cuộc gặp cấp cao thứ sáu giữa hai ông trong một năm qua. Ông Putin còn khẳng định trong năm nay lãnh đạo hai bên sẽ gặp nhau ít nhất năm lần, trong đó có hai cuộc tại Trung Quốc.
Khi quan hệ Nhật - Trung đang căng thẳng quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Senkaku/Điếu Ngư, ông Putin tiếp tục chính sách đi dây giữa hai nước láng giềng Đông Á - chính sách ông đã theo đuổi hơn mười năm qua. Dù Matxcơva coi Trung Quốc là đối tác chiến lược nhưng vẫn rất dè chừng tham vọng trỗi dậy của Bắc Kinh. Các bước cải thiện quan hệ của Nga với Nhật không nằm ngoài ý định để đối trọng với Trung Quốc.
Hai sự kiện gần đây khiến Matxcơva đặc biệt lo ngại về tham vọng của Bắc Kinh. Một là việc Trung Quốc đưa tàu phá băng Tuyết Long lên Bắc Cực hồi mùa hè 2012, ráo riết tham gia cuộc chạy đua ở vùng cực mà Nga có vùng lãnh thổ kéo dài tiếp giáp. Và đặc biệt là sự kiện hồi mùa hè năm ngoái khi năm tàu chiến của Trung Quốc (vừa kết thúc một cuộc tập trận với Nga) có hành động do thám ở ngoài khơi biển Okhost và vùng nam Sakhalin của nước Nga trước khi bơi lòng vòng quanh biển Nhật Bản.
Những lo lắng của Nga không phải không có cơ sở. Ngoài các hành vi liên tục lấn át các nước láng giềng, Trung Quốc trong mấy năm gần đây liên tục tăng rất mạnh phần ngân sách quốc phòng. Một báo cáo mới công bố của Viện nghiên cứu IISS (đơn vị tổ chức Đối thoại Shangri-la) ở London cho thấy trong năm 2013, chi tiêu quốc phòng công khai của Trung Quốc đã gần gấp đôi của Nga và gấp ba lần chi tiêu quốc phòng Ấn Độ.
Các yếu tố này là cớ để Nga - Nhật xích lại gần nhau hơn nữa. Tháng 11 năm ngoái, Nga và Nhật lần đầu tiên tổ chức hội nghị 2+2 giữa bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng giữa hai nước (cơ cấu vốn thường chỉ dành cho các nước đồng minh). Hai bên đồng thời đồng ý sẽ tiến hành tập trận và thiết lập cơ chế tham vấn quốc phòng. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khi đó nhấn mạnh nâng cấp quan hệ quốc phòng giữa hai nước là vì lợi ích của cả hai, đặc biệt là đối với các điểm nóng trong khu vực. Sau hơn mười năm Nga và Nhật cũng lần đầu tiên tổ chức thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai bên.
“Putin, cũng giống Obama, đang chuyển hướng về Đông Á - giáo sư Nobuo Shimotomai của ĐH Hosei ở Tokyo nói với Reuters - Ông ta cố gắng làm điều đó bằng cách dùng lá bài quyền lực mềm, đó là bán năng lượng cho các nước trong khu vực”.
Bất chấp mâu thuẫn suốt bảy thập kỷ qua liên quan tới quần đảo Kuril (Nhật gọi là vùng lãnh thổ phía bắc), cả Nga và Nhật giờ đều muốn sớm giải quyết tranh chấp này để có thể ký kết hiệp ước hòa bình giữa hai bên. Ký được thỏa thuận này sẽ tránh cho cả hai bên bị Bắc Kinh lợi dụng dùng bên này chống bên kia.
Ngay trước thềm cuộc gặp ở Sochi, Nga đã thẳng thừng từ chối đề nghị của Trung Quốc về việc cộng tác để chống Nhật trong các tranh chấp lãnh thổ. Bắc Kinh nói sẵn sàng ủng hộ Matxcơva trong tranh chấp quần đảo Kuril để đổi lại sự ủng hộ của Nga với tranh chấp ở Senkaku/Điếu Ngư. AFP nói đề nghị này đã được phía Trung Quốc liên tục đưa ra từ năm 2010 tới nay nhưng vẫn gặp phải cái lắc đầu từ Kremlin.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận