Tuổi Trẻ phát động cuộc thi Sống xanh
Phóng to |
Cậu bạn “môi trường” ngơ ngác nhìn tôi như thể tôi là sinh vật lạ mới từ trên trời rớt xuống. Làm sao tôi có thể cả gan đem chuyện rửa chén đĩa ra sánh cùng với công việc bảo vệ môi trường, cứu Trái đất của cậu. Cậu vẫn trân trối nhìn tôi. Tôi bối rối phân trần: “Thì mẹ mình vẫn nói thế!”. Trong khi cậu bạn “môi trường” vẫn nhìn tôi không chớp mắt, nhóm những đứa lát nữa phải rửa chén đã rục rịch chia nhau xử lý những phần còn lại trên đĩa. Rốt cuộc, cái lý lẽ của mẹ tôi lại có sức mạnh hơn cả lời kêu gọi “cứu trái đất” của cậu bạn “môi trường”.
2. Tôi vẫn thích ngồi xem tin tức về các phong trào bảo vệ môi trường của các bạn trẻ hiện nay cùng mẹ. Mẹ tôi luôn có cái nhìn khác tôi, rất cụ thể và thực tế. Chẳng hạn khi xem tin về phong trào tắt máy khi dừng xe quá 20 giây, người ta kêu gọi: “Tắt máy 20 giây để bảo vệ môi trường”. Mẹ tôi sẽ bảo: “... để tiết kiệm tiền xăng”.
Thật ra, phong trào môi trường nào cũng có hai mặt lợi ích: bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí. Khi đưa ra tuyên ngôn kêu gọi mọi người, các nhà hoạt động môi trường trẻ tuổi luôn “đánh” vào khía cạnh lớn lao là “Tắt máy để bảo vệ môi trường”, “Tắt đèn để bảo vệ môi trường”, “Tắt nước để bảo vệ môi trường”... Luôn là những cụm như vậy, chứ chẳng thấy phong trào môi trường nào lại đưa ra một lời kêu gọi kiểu như: “Nói không với thức ăn thừa để rửa chén cho đỡ khổ”. Nhưng mẹ tôi lại luôn nhìn vào khía cạnh kia. Đằng sau việc bảo vệ môi trường, tôi sẽ được nguồn lợi trước mắt nào?
Mẹ tôi, các bà mẹ trong xóm tôi và nhiều người khác trong xã hội, họ không có nhiều ý tưởng khoa học vĩ mô như giới trẻ. Giảm lượng CO2 đi bao nhiêu phần trăm, tăng độ che phủ bề mặt lên vài phần trăm, Trái đất nóng lên, băng tan chảy... dường như không có nhiều ý nghĩa đặc biệt đối với họ. Họ cần một lý lẽ gì đó thực tế hơn, cụ thể và gần gũi hơn để hưởng ứng các hành động bảo vệ môi trường.
3. Một thực trạng tôi vẫn thấy ở nhiều bạn trẻ hoạt động trong lĩnh vực môi trường: thừa đam mê nhưng thiếu thực tế. Họ nghĩ ai cũng sống với tình yêu môi trường lớn như họ, thế nên chỉ cần kêu gọi một việc gì đó giúp “bảo vệ môi trường” thì mọi người sẽ hưởng ứng hết mình, tham gia hết mình. Để rồi ủng hộ lời kêu gọi của các bạn, lại chính là những người khác... cũng yêu môi trường và vốn đã yêu môi trường. Trong khi, những người chưa yêu môi trường hay chưa từng quan tâm đến môi trường mới chính là đối tượng cần phải thay đổi.
Và ta chẳng thể lấy lý lẽ “Hãy làm việc này để bảo vệ môi trường” để thuyết phục một người chưa quan tâm đến môi trường. Đối với tôi, một phong trào hay dự án về môi trường tốt là phải thuyết phục được mọi người trong xã hội. Để làm được chuyện đó, bản thân những người khởi xướng phải có cái nhìn thực tế hơn. Họ phải suy nghĩ như cách những người không quan tâm đến môi trường suy nghĩ, và đưa ra một lý lẽ cụ thể, thuyết phục hơn.
Thực tế như là lý lẽ của mẹ tôi.
Cuộc thi “Sống xanh” bao gồm thi viết và thi ảnh, phản ánh những câu chuyện liên quan đến môi trường, cách làm hoặc ý tưởng bảo vệ môi trường, viết về tổ chức, cá nhân bảo vệ môi trường... Bài viết (không quá 1.000 từ) gửi về thisongxanh@gmail.com, ảnh dự thi gửi theo địa chỉ http://esoft.tuoitre.vn/thianh/song-xanh/. Những tác phẩm dự thi có chất lượng sẽ được chọn đăng trên báo Tuổi Trẻ và Tuổi Trẻ Online. BAN TỔ CHỨC |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận