Thứ 6, ngày 20 tháng 5 năm 2022
Luận án tiến sĩ 'Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức....’ là có thật
TTO - Một nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành giáo dục học với đề tài về phát triển môn cầu lông cho công chức thành phố Sơn La tại Viện Khoa học thể dục thể thao.

Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh lưu trữ trên chuyên trang Luận văn - luận án của Bộ Giáo dục và đào tạo - Ảnh chụp màn hình
Chuyên trang Luận văn - luận án của Bộ Giáo dục và đào tạo đến sáng nay 5-5 vẫn còn lưu trữ toàn văn luận án "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La" của nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh, bảo vệ thành công năm 2022.
Trước đó, trên trang web của Viện Khoa học thể dục thể thao cũng giới thiệu về luận án này và cho biết nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp viện vào ngày 19-1-2022, tuy nhiên hiện không truy cập vào được trang này nữa.
"Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông"
Đề tài luận án trên của nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh thuộc chuyên ngành giáo dục học được công bố ngày 23-12-2021 tại Viện Khoa học thể dục thể thao (Tổng cục Thể dục thể thao - Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch).

Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh - Ảnh chụp màn hình
Theo trang thông tin về những đóng góp mới của luận án này, kết quả nghiên cứu đạt được một số thành tựu…
"Thông tin khoa học và toàn diện về thực trạng phong trào cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La cho thấy còn tồn tại những bất cập cơ bản làm hạn chế sự phát triển của phong trào như: sự nhận thức chưa đầy đủ của công chức, viên chức về ý nghĩa của việc tập luyện cầu lông; thiếu cộng tác viên cầu lông; công tác xã hội hóa môn cầu lông chưa hiệu quả; thể lực của đội ngũ công chức, viên chức còn hạn chế.
Đồng thời, qua phân tích SWOT đã xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển phong trào cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La.
Quá trình nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn được 6 giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức, viên chức thành phố Sơn La, gồm: tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của việc tập luyện và thi đấu cầu lông; phát triển môn cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức theo hướng xã hội hóa; tạo nguồn cán bộ phát triển phong trào cầu lông cho công chức, viên chức; hoàn thiện hệ thống thi đấu cầu lông cho công chức, viên chức; mở rộng các hình thức tập luyện cầu lông cho công chức, viên chức; khích lệ động viên và kiểm tra, đánh giá phong trào cầu lông của công chức, viên chức.
Trên cơ sở thực nghiệm xã hội học 5/6 giải pháp mà đề tài lựa chọn, bước đầu đã thể hiện tính hiệu quả sau một năm ứng dụng thông qua các tiêu chí phát triển môn cầu lông.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, các tiêu chí đều thể hiện sự tăng trưởng tích cực (từ 15,38% đến 133,33%). Đồng thời, các giải pháp còn có tác dụng nâng cao thể lực cho công chức, viên chức thành phố Sơn La đạt độ tin cậy ở ngưỡng xác xuất thống kê cần thiết".
Không xứng tầm
Tuy nhiên, những ngày qua, các diễn đàn học thuật trên mạng xã hội có nhiều ý kiến băn khoăn về luận án tiến sĩ này. Nhiều người cho rằng nội dung đề tài không đủ tầm của một luận án tiến sĩ.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Danh - trưởng khoa khoa học giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - nhận định một luận án tiến sĩ đưa ra hướng nghiên cứu giải pháp thì được, tuy nhiên với luận án của nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh lại quá hẹp.
"Thực tế công chức, viên chức sau một ngày làm việc có thể tham gia nhiều bộ môn thể thao (bơi, đá bóng, đi bộ…) chứ không nhất thiết chỉ chơi môn cầu lông. Rõ ràng phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án trên quá hẹp, vì mục đích cuối cùng của tập luyện thể dục thể thao là để rèn luyện sức khỏe. Một luận án như vậy là không xứng tầm để nghiên cứu.
Hơn nữa, đối tượng nghiên cứu của luận án trên là công chức, viên chức, chứ không phải học sinh - sinh viên nên đề tài này cũng không liên quan đến chuyên ngành giáo dục học", ông Danh nói.
Đến nay có gần 10 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ liên quan đến lĩnh vực cầu lông ở các cơ sở đào tạo trên cả nước. Trong số đó cũng có một số luận án có tên gần giống như luận án của nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh.
Tuổi Trẻ Online đã liên lạc với nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh và Viện Khoa học thể dục thể thao để làm rõ thêm nội dung liên quan, tuy nhiên chưa liên lạc được. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật ngay khi có thông tin.
-
TTO - Ở trận bán kết SEA Games 31 thắng U23 Malaysia 1-0 trên sân Việt Trì (Phú Thọ), HLV Park Hang Seo đã vài lần bị trọng tài thứ 4 nhắc nhở. Bực tức, nhà cầm quân người Hàn Quốc đã giơ thẻ đeo của mình ra trước mặt trọng tài để phản ứng.
-
TTO - Người dân nhiều nước bắt đầu chi tiêu cho du lịch nước ngoài, Với gói hỗ trợ mới trị giá 40 tỉ USD của Mỹ, sẽ sớm có vũ khí thêm cho Ukraine; Thêm nhiều nước phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ... là những tin tức thế giới đáng chú ý trong ngày.
-
TTO - Những người ở Phú Yên được cho là chị em ruột của bà Mai Thị Bền (ở xã Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) kể lại câu chuyện vì sao bà thất lạc gần 50 năm.
-
TTO - Thi đấu xuất sắc trong trận thắng U23 Malaysia 1-0, tiền vệ đội trưởng Đỗ Hùng Dũng cũng là cầu thủ U23 Việt Nam phải đi kiểm tra doping theo lựa chọn ngẫu nhiên của ban tổ chức.
-
TTO - Đặt chỉ tiêu 140 HCV tại SEA Games 31 nhưng tính đến 11h30 ngày 20-5, đoàn thể thao Việt Nam đã giành đến 154 HCV, vượt chỉ tiêu 14 HCV.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận