05/09/2019 18:40 GMT+7

Loài chim duy nhất có thể bay qua đỉnh Everest

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Các nhà khoa học thuộc ĐH British Columbia (Mỹ) mới đây đã tiến hành thí nghiệm chứng minh khả năng bay vượt đỉnh Everest của loài chim đặc biệt: ngỗng đầu sọc.

Quá trình thực hiện thí nghiệm của nhóm nghiên cứu ĐH British Columbia - Nguồn: SCIENCE

Năm 1953, một nhà leo núi trên đường chinh phục Everest đã trông thấy một đàn ngỗng đầu sọc (Anser indicus) bay qua "nóc nhà thế giới". Từ đó đến nay, nhiều nghiên cứu được đưa ra để chứng minh ngỗng đầu sọc có phải là loài chim bay cao nhất thế giới, và là loài duy nhất có thể vượt qua Everest?

Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học thuộc ĐH British Columbia (Mỹ) đã nuôi 19 con ngỗng đầu sọc và tập cho chúng bay theo hiệu lệnh từ nhỏ. Nhóm còn huấn luyện chúng bay trong một buồng khí, trên cơ thể đeo các thiết bị cảm biến hỗ trợ đo nhịp tim, nồng độ oxy trong máu, nhiệt độ cơ thể và tỉ lệ trao đổi chất trong cơ thể.

Khi tiến hành thí nghiệm, nhóm nghiên cứu lần lượt điều chỉnh môi trường trong buồng khí mô phỏng điều kiện môi trường ở từng độ cao khác nhau bằng cách thay đổi lượng oxy cung cấp cho ngỗng từ các mặt nạ đeo.

Trên lý thuyết, hầu hết các loài chim đều có tim và phổi khỏe hơn động vật có vú, giúp chúng có thể thích nghi với những hoạt động thể chất đòi hỏi sức bền.

Với ngỗng đầu sọc, phổi thậm chí lớn và mỏng hơn rất nhiều so với nhiều loài chim khác, giúp chúng có thể hít thở sâu trong môi trường khắc nghiệt. Tim chúng cũng to hơn, cho phép đẩy lượng lớn oxy đến các cơ trong cơ thể.

Loài chim duy nhất có thể bay qua đỉnh Everest - Ảnh 2.

Theo nhiều nhà khoa học, loài ngỗng đầu sọc hiện vẫn giữ danh hiệu "quán quân" bay cao - Ảnh: PINTEREST

Kết quả thí nghiệm cho thấy khi lượng oxy trong không khí giảm đến mức tương tự như trên đỉnh Everest (khoảng 7% so với 21% tại mực nước biển), nhịp tim và tần suất đập cánh của ngỗng vẫn giữ ổn định mặc cho tỉ lệ trao đổi chất giảm. Đồng thời, nhiệt độ máu đo được giảm đôi chút, nhờ đó chúng có thể lấy được nhiều oxy hơn.

Kết quả thu được chứng tỏ về mặt cấu tạo cơ thể, chim ngỗng đầu sọc hoàn toàn có thể chinh phục Everest.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng gặp một số hạn chế. Chẳng hạn, dù được huấn luyện khá kỹ nhưng bầy ngỗng chỉ bay trong mô hình trong vòng vài phút. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng có thể duy trì được những thông số này trong suốt 8 giờ bay qua vượt dãy Himalaya hay không?

Loài chim duy nhất có thể bay qua đỉnh Everest - Ảnh 3.

Loài ngỗng đầu sọc thường xuyên phải di cư qua khu vực Himalaya - Ảnh: PINTEREST

Trước đó, vào năm 2009, các nhà khoa học ĐH Bangor (Anh) từng khẳng định loài ngỗng đầu sọc có thể vượt qua dãy Himalaya chỉ trong vòng 8 tiếng.

Nhóm nghiên cứu đã gắn máy phát tín hiệu GPS lên mình 25 con ngỗng đầu sọc sinh sống ở khu vực Ấn Độ trước khi chúng bắt đầu chuyến di cư mùa xuân hàng năm đến khu vực Mông Cổ để sinh sản, tức phải vượt qua dãy Himalaya.

Tín hiệu GPS cho thấy đàn chim này chọn dọc theo sườn dãy Himalaya và tránh qua đỉnh Everest. Thế nhưng, như thế là quá đủ để loài ngỗng này đạt đến độ cao kỷ lục gần 6.437m trong suốt chặng đường 8.000km di cư, trong đó thời gian qua dãy Himalaya là khoảng 8 tiếng.

Phát hiện hóa thạch chim cánh cụt cao bằng người Phát hiện hóa thạch chim cánh cụt cao bằng người

TTO - Các nhà khoa học đã phát hiện ra những mẩu xương hóa thạch còn sót lại của loài chim cánh cụt khổng lồ có kích thước bằng con người tại New Zealand.

HOÀNG THI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên