11/06/2024 11:29 GMT+7

Lập group anti cả bé 2 tuổi trên mạng, em bé có tội tình gì?

Câu hỏi được đặt ra khi bàn về sự an toàn của trẻ em trên môi trường mạng, trong sự kiện TikTok Safety Summit 2024 tại TP.HCM sáng 11-6.

Một con vịt - video nhạc Việt Nam dành cho trẻ em - gần đạt 1 tỉ lượt xem (hiện là 994 triệu lượt) - Ảnh: YouTube Heo Con

Một con vịt - video nhạc Việt Nam dành cho trẻ em - gần đạt 1 tỉ lượt xem (hiện là 994 triệu lượt) - Ảnh: YouTube Heo Con

Các clip được xem nhiều nhất Việt Nam hiện nay đều có yếu tố trẻ em: Một con vịt, Bống bống bang bang, bé Xuân Mai, Những trò game trẻ em... 

Với độ hot như vậy, có hiện tượng trẻ em là những "chủ lực sáng tạo nhí" tạo thu nhập cho cả gia đình.

Những em bé nổi tiếng trên môi trường mạng từ lúc mới ra đời và nhận những đánh giá không đáng có, thậm chí bị lập group anti.

Bên cạnh đó, môi trường mạng có đầy những nội dung không phù hợp, lệch lạc, độc hại với trẻ em.

Bảo vệ trẻ em trước nội dung bạo lực, group anti

Đó là một số vấn đề liên quan trẻ em trên môi trường mạng, do thạc sĩ Nguyễn Phương Linh - viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) - nêu ra tại TikTok Safety Summit 2024 tại Trung tâm Báo chí TP.HCM sáng 11-6.

Một trong những câu hỏi được đặt ra là: Lập group anti cả em bé 2 tuổi trên môi trường mạng, em bé có tội tình gì?

Thạc sĩ Nguyễn Phương Linh (giữa), viện trưởng MSD, trò chuyện tại sự kiện - Ảnh: MI LY

Thạc sĩ Nguyễn Phương Linh (giữa), viện trưởng MSD, trò chuyện tại sự kiện - Ảnh: MI LY

Em bé được nhắc đến đang rất nổi tiếng trên mạng, có đến 1,8 triệu lượt theo dõi và hơn 40,8 triệu lượt thích trên tài khoản TikTok; và 1,1 triệu lượt theo dõi tài khoản Instagram.

Vừa qua, việc bé bị lập group anti vài nghìn thành viên khiến nhiều người ngỡ ngàng, thắc mắc vì sao người ta có thể anti một em bé dễ thương và vô tội.

Trên thực tế, những nghịch lý đó vẫn đã và đang xảy ra trên môi trường mạng.

Theo tổng kết của Viện MSD, trong số các rủi ro của Internet, trẻ em đang là người tiếp nhận các nội dung bạo lực, đẫm máu, khiêu dâm, hành vi thù hận, phân biệt, định kiến hoặc quảng cáo tiếp thị.

Thậm chí, trẻ em cũng có thể bị lôi kéo để trở thành người tham gia hoặc thực hiện các hành vi trên.

Trong danh sách 10 vi phạm thường gặp về tiêu chuẩn cộng đồng, nền tảng TikTok đã đưa vào mục về "Rủi ro về an toàn và sức khỏe của trẻ vị thành niên".

Đó là những hành vi sai trái về tình dục đối với trẻ vị thành niên, tán dương hoặc cổ vũ các hoạt động nguy hiểm, tự làm hại bản thân...

Nhà sáng tạo nội dung Thiện Nhân (trái) và ông Nguyễn Lâm Thanh, giám đốc chính sách của TikTok Việt Nam - Ảnh: MI LY

Nhà sáng tạo nội dung Thiện Nhân (trái) và ông Nguyễn Lâm Thanh, giám đốc chính sách của TikTok Việt Nam - Ảnh: MI LY

Mất kênh TikTok gần 5 triệu lượt theo dõi vì đùa về trẻ em

Liên quan nội dung trẻ em, nhà sáng tạo nội dung Thiện Nhân (tên thật Tống Thanh Nhàn, sinh năm 1993) kể sự cố khiến anh muốn "gục ngã" năm 2023: Bị mất kênh TikTok hơn 4,8 triệu lượt theo dõi.

Lý do là Thiện Nhân livestream cùng cháu trai là trẻ vị thành niên. Một số khán giả bình luận khen cháu đẹp trai, xin làm cháu dâu của Thiện Nhân. Thiện Nhân hùa theo câu đùa và hứa gả cháu trai.

Bà Phương Anh, đại diện TikTok Việt Nam, cho biết hành vi trên mang tính chất tình dục hóa trẻ em, ủng hộ ấu dâm trên nền tảng.

Do đó, các nhà sáng tạo nội dung cần đọc rõ tiêu chuẩn cộng đồng để tránh mắc lỗi, chịu thiệt hại lớn khi bị xóa kênh.

Hiện Thiện Nhân đã xây kênh mới và đang đạt hơn 800.000 lượt theo dõi.

Các nhà sáng tạo nội dung và người dùng nên nắm rõ tiêu chuẩn cộng đồng của nền tảng mình tham gia để tránh vi phạm - Ảnh: MI LY

Các nhà sáng tạo nội dung và người dùng nên nắm rõ tiêu chuẩn cộng đồng của nền tảng mình tham gia để tránh vi phạm - Ảnh: MI LY

Thạc sĩ Nguyễn Phương Linh kể lại một kỷ niệm oái oăm khi tài khoản TikTok của bà bị cảnh báo xóa vì "nghi ngờ là tài khoản trẻ con".

Lý do là bà xem quá nhiều nội dung về hành vi của trẻ em trên môi trường mạng với mục đích nghiên cứu.

Để sử dụng nền tảng hiệu quả, các nhà sáng tạo và người dùng đều phải nắm vững tiêu chuẩn cộng đồng.

Ông Nguyễn Lâm Thanh, giám đốc chính sách TikTok Việt Nam, cho biết từ tháng 2-2019, TikTok đã tổ chức thảo luận về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Sắp tới, nền tảng tiếp tục có những chương trình, chiến dịch nâng cao nhận thức về vấn đề này.

Từ chuyện TikTok: Muốn chấn hưng văn hóa, văn hóa mạng phải làm đầu tiênTừ chuyện TikTok: Muốn chấn hưng văn hóa, văn hóa mạng phải làm đầu tiên

TikTok tại Việt Nam bị Bộ Thông tin và Truyền thông "khui" hàng loạt sai phạm, chuyên gia các lĩnh vực "hiến kế" để thanh lọc nội dung trên mạng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên