07/04/2018 15:49 GMT+7

Làng Nam Ô cần được đối xử cẩn trọng

ĐOÀN CƯỜNG -  TRƯỜNG TRUNG
ĐOÀN CƯỜNG - TRƯỜNG TRUNG

TTO - Dù lãnh đạo TP Đà Nẵng đã lắng nghe trong việc giữ lại những di sản vật thể của văn hóa dân gian miền biển nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế chứ chưa phải là giải pháp căn cơ. Cần phải có hiểu biết về quá khứ để có kế hoạch bảo tồn chúng.

Làng Nam Ô cần được đối xử cẩn trọng - Ảnh 1.

Nhiều người dân Nam Ô lo lắng sau khi triển khai dự án du lịch họ sẽ không còn được sống với nghề biển nữa - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Sự mất dần những làng chài ven biển trong quá trình đô thị hóa Đà Nẵng nên được các địa phương khác lấy làm bài học để tránh

Ông BÙI VĂN TIẾNG (chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng)

Khu du lịch nghỉ dưỡnglàng Nam Ô khi triển khai sẽ tạo ra một diện mạo mới trước mắt, một phần ngôi làng đã mất đi để phục vụ cho bản đồ quy hoạch 36ha của dự án. Một góc làng Nam Ô nay đã biến đổi để nhường "đất sạch" cho nhà đầu tư.

Vị trí đặc biệt của Nam Ô

Những người nặng lòng với làng như nhà nghiên cứu Đặng Dùng lại cùng chung nỗi niềm thao thức với người dân phải ra đi.

"Với người dân ở đây, phải rời bỏ mảnh đất đã bao đời gắn bó là chuyện không vui. Cái lo sợ nhất bây giờ là những di sản chúng tôi gìn giữ bao đời qua nếu giao lại cho nhà đầu tư thì có bị lạm dụng hay không. Liệu họ có bỏ quên văn hóa, làm tổn thương di tích và khu rừng thiêng của làng?

Người dân vì cái chung mà tin tưởng giao hết cho thành phố, nếu chính quyền thành phố không bảo vệ được thì coi như cái hồn làng đã chết" - ông Dùng tâm tư.

Theo ông Dùng, nếu sau này khách có tới đây du lịch cũng đâu phải chỉ tới để ăn và ngủ. Du khách tới Nam Ô để thưởng thức phong cảnh hữu tình, không gian văn hóa làng biển...

Du lịch không thể nhờ mãi phong cảnh hiện hữu mà thiên nhiên ban tặng. Mà đó còn là bài toán cho di tích, không gian văn hóa, tín ngưỡng.

Theo nhà nghiên cứu Hồ Trung Tú, rất hiếm có ngôi làng nào trên đất nước có vị trí đặc biệt như Nam Ô. Bởi trên con đường thiên lý Bắc - Nam qua các vùng đất đều có biến đổi, duy chỉ có điểm Nam Ô thì hầu như đều là trạm dịch qua các thời kỳ.

Theo ông Tú, nếu người xưa đi bằng thuyền thì Nam Ô với vị trí cửa sông, cửa biển là một địa điểm mà họ chọn dừng trạm. Điều này được chứng minh bằng mô tác các trạm quốc gia trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn về con đường thủy này.

"Giả như tiền nhân có vương vãi bụi trần trên dọc đường bôn ba thì 1.000 năm qua chẳng phải đã phủ một lớp bụi mờ rất dày lên vùng đất này hay sao? Những thứ nằm dưới lòng đất thì chúng ta chưa biết, do vậy những thứ hữu hình cần phải được đối xử cẩn trọng" - ông Tú nói.

Ông Tú đề xuất nhân cơ hội này TP Đà Nẵng nên có một nghiên cứu tổng thể để đánh giá hết được - mất về làng Nam Ô để khi triển khai khu du lịch, hài hòa lợi ích giữa dân và nhà đầu tư.

Nên có làng chài, có ngư dân

Ông Bùi Văn Tiếng, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng, cho rằng sự mất đi của những làng chài ở thành phố này chính là điều đáng tiếc của quy hoạch đô thị.

Hơn 20 năm đô thị hóa, Đà Nẵng đang ngày càng mất đi các làng chài (như làng chài Đông Hải, làng chài Nam Thọ - từng nổi danh là nơi đầu tiên sáng tạo thuyền nan ở Đông Dương, làng chài Xuân Hà...) đồng thời giảm đáng kể số lượng cư dân ngư nghiệp bản địa.

Theo ông Tiếng, khó có thể bảo tồn văn hóa dân gian miền biển trên một địa bàn không có cư dân ngư nghiệp bản địa.

"Một khi các làng chài dần mất đi sẽ kéo theo quy mô cộng đồng cư dân ngư nghiệp teo tóp. Những di sản vật thể của văn hóa dân gian miền biển vì lý do gì đó tách khỏi cộng đồng cư dân ngư nghiệp sẽ trở nên lạc lõng giữa không gian xa lạ.

Đó là điều ai cũng dễ nhìn thấy trong lễ hội cầu ngư tại Nam Ô vừa được tổ chức rằm tháng 2 vừa qua" - ông Tiếng nói.

Theo ông Tiếng, vấn đề quan trọng là giữ lại làng chài với những cư dân làm nghề biển chứ không chỉ là giữ lại những đền miếu thờ Cá Ông, giếng cổ... mặc dù được như thế đã là đáng quý.

"Có thể thấy quy hoạch ở thành phố hiện nay chỗ nào cũng "biển một bên và đường một bên". Nhưng họ không thấy rằng sẽ hấp dẫn hơn, gợi

cảm hơn khi dọc đường biển cứ thoắt ẩn thoắt hiện, lúc gần lúc xa những cánh rừng, những công viên và làng chài... Tiếc là cảnh quan này đã mất hẳn để từng nhường chỗ cho những khu nghỉ dưỡng ven biển.

Sự mất dần những làng chài ven biển trong quá trình đô thị hóa Đà Nẵng nên được các địa phương khác lấy làm bài học để tránh" - ông Tiếng lưu ý.

Ông Tiếng cho rằng dù lãnh đạo TP Đà Nẵng đã lắng nghe trong việc giữ lại những di sản vật thể của văn hóa dân gian miền biển như đền miếu thờ Cá Ông, giếng cổ... nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế chứ chưa phải là giải pháp căn cơ.

Cần phải có hiểu biết về quá khứ để có kế hoạch bảo tồn chúng.

4-4 hs nam o -ky 5- phia truoc mot ngoi lang- anh 1 (1) 3(read-only)

Làng Nam Ô đã giải tỏa một phần để nhường cho dự án du lịch - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Chỉ đạo của chính quyền Đà Nẵng

Ông Nguyễn Thành Tiến, phó chánh văn phòng UBND TP Đà Nẵng, cho biết tại buổi làm việc ngày 29-3, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã giao Sở Xây dựng TP Đà Nẵng chủ trì rà soát, điều chỉnh quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái Nam Ô.

Trong đó, tập trung các nội dung: giữ nguyên hiện trạng, thực hiện việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử tại khu vực này; đề xuất phương án bảo tồn làng nghề, các yếu tố văn hóa và lịch sử khu vực này; xác định khu vực bãi tắm công cộng.

Ngoài ra, tổ chức khảo sát, đánh giá hạ tầng khu dân cư chỉnh trang và đề xuất phương án cải tạo giao thông, lối xuống biển. Thời gian hoàn thành và dự thảo báo cáo UBND TP trong tháng 4-2018.

Ông Nguyễn Nho Trung, phó chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, cho biết đã giao Ban kinh tế - ngân sách, Ban đô thị của HĐND TP giám sát các vấn đề về quy hoạch, thủ tục liên quan.

Nỗi âu lo của làng cổ Nam Ô Nỗi âu lo của làng cổ Nam Ô

TTO - Theo tài liệu mà phóng viên Tuổi Trẻ có được, năm 2010, khi chính quyền Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch khu du lịch sinh thái Nam Ô đã có ý định "bứng" một số di tích của làng biển Nam Ô.

Hai nghề vang danh ở làng cổ Nam Ô Hai nghề vang danh ở làng cổ Nam Ô

TTO - Ngoài nghề pháo vang bóng một thời, người ta cho rằng chỉ đất đai, khí trời Nam Ô hợp mới với việc làm mắm. Mắm chính là tinh túy của vùng đất này.

Chuyện làng cổ Nam Ô: Thờ Tổ quốc Chuyện làng cổ Nam Ô: Thờ Tổ quốc

TTO - Người của làng kể trong trận Mậu Thân 1968, lúc giao tranh Mỹ đã thả nhiều quả bom xuống khu vực này nhưng không quả nào phát nổ. Dân bảo đó là nhờ dân làng thờ hai chữ Tổ quốc thiêng liêng...

Chuyện làng cổ Nam Ô: Làng cổ biển trước, sông sau Chuyện làng cổ Nam Ô: Làng cổ biển trước, sông sau

TTO - Những ngày qua, làng Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) trở thành tâm điểm chú ý của dư luận vì câu chuyện dân giành đất ra biển với nhà đầu tư dự án du lịch. Đây là ngôi làng cổ xưa nhất nhì của người Việt xứ Đàng Trong.

ĐOÀN CƯỜNG - TRƯỜNG TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên