10/11/2023 07:55 GMT+7

Lần đầu tiên Nga mất ghế thẩm phán tại Tòa án Công lý quốc tế của Liên Hiệp Quốc

Thẩm phán Kirill Gevorgian của Nga đã không thành công trong việc tìm kiếm một nhiệm kỳ khác tại Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) của Liên Hiệp Quốc.

Một nhân viên hội nghị đưa ra thùng phiếu trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để bầu các thẩm phán của Tòa án Công lý quốc tế. Ảnh chụp tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ vào ngày 9-11 - Ảnh: TÂN HOA XÃ

Một nhân viên hội nghị đưa ra thùng phiếu trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để bầu các thẩm phán của Tòa án Công lý quốc tế. Ảnh chụp tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ vào ngày 9-11 - Ảnh: TÂN HOA XÃ

Theo trang UN News, ngày 9-11, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã bầu ra 5 thẩm phán để phục vụ tại Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) - cơ quan tư pháp chính của Liên Hiệp Quốc.

5 ứng viên chiến thắng là: Bogdan-Lucian Aurescu (Romania), Hilary Charlesworth (Úc), Sarah Hull Cleveland (Mỹ), Juan Manuel Gómez Robledo Verduzco (Mexico), và Dire Tladi (Nam Phi).

Trong số này có 4 thẩm phán mới và một thẩm phán đang phục vụ tại ICJ (Hilary Charlesworth, Úc) được bầu lại.

Đáng chú ý, thẩm phán Kirill Gevorgian của Nga - người cũng đang phục vụ tại ICJ - đã không thành công trong việc tìm kiếm một nhiệm kỳ khác tại cơ quan tư pháp này. Nhiệm kỳ của ông Kirill Gevorgyan sẽ kết thúc vào năm 2024.

Các thẩm phán mới sẽ phục vụ nhiệm kỳ 9 năm, bắt đầu từ ngày 6-2-2024.

Theo báo Ukrainska Pravda, đây là lần đầu tiên trong lịch sử đại diện của Nga không được bầu vào Tòa án Công lý quốc tế. Đại diện thường trực của Ukraine tại Liên Hiệp Quốc Sergiy Kyslytsya gọi đây là "sự kiện lịch sử".

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chúc mừng các đại diện của Úc, Mexico, Romania, Nam Phi và Mỹ về chiến thắng nói trên của họ.

Ông Zelensky nói rằng các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên từ chối trao cho Nga quyền xét xử nhân danh họ tại tòa ICJ.

Tòa ICJ gồm có 15 thẩm phán, với nhiệm kỳ 9 năm. Cứ ba năm một lần, 1/3 số thành viên (tức 5 thẩm phán) sẽ được bầu lại.

Để được chọn, ứng viên phải được tuyệt đại đa số thành viên ở cả Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (97 phiếu) và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (8 phiếu) ủng hộ.

Trung Quốc tuyên bố sẽ tuân thủ nghiêm túc Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biểnTrung Quốc tuyên bố sẽ tuân thủ nghiêm túc Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố nước này sẽ nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ của nước này theo luật biển quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên