15/04/2021 15:47 GMT+7

Làm nhà nuôi yến hoàn thành ở khu sạt lở, chính quyền không hay?

BỬU ĐẤU - TỐNG DOANH
BỬU ĐẤU - TỐNG DOANH

TTO - Lãnh đạo xã Mỹ Hội Đông, nơi từng xảy ra sạt lở kinh hoàng ở khu vực ngã ba Vàm Nao vào năm 2017, cho rằng không hay người dân sửa chữa nhà thành nơi nuôi chim yến. Đến khi dân báo mới hay biết, dù UBND xã cách nơi này chưa được 500 mét.

Làm nhà nuôi yến hoàn thành ở khu sạt lở, chính quyền không hay? - Ảnh 1.

Cận cảnh ngôi nhà của ông S. được sửa chữa thành nhà nuôi yến hoành tráng cặp sông ở khu vực sạt lở Vàm Nao gây bức xúc dư luận - Ảnh: TỐNG DOANH

Chiều 15-4, ông Nguyễn Văn Thì - bí thư, chủ tịch UBND xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, An Giang - cho biết địa phương đã lập biên bản yêu cầu chủ nhà nuôi chim yến phải tháo dỡ trả lại hiện trạng ban đầu nhưng đến nay chủ nhà yến vẫn chưa thực hiện. 

"Nói thật là tụi tui không phát hiện họ cơi nới sửa chữa nhà cũ thành nơi nuôi chim yến. Vì khu vực sạt lở Vàm Nao đều khóa trái cửa hết. Đến khi người dân trình báo có nhà nuôi chim yến thì tôi đã cho cán bộ xuống hiện trường lập biên bản. Tôi yêu cầu họ trong vòng 10 ngày phải tháo dỡ trả lại hiện trạng ban đầu" - ông Thì phân trần.

Ngày 22-4-2017, khu vực gần ngã ba sông Vàm Nao (nhánh sông Hậu) từng xảy ra sạt lở kinh hoàng làm 14 căn nhà đổ sụp xuống sông Hậu, ảnh hưởng đến 108 hộ dân phải di dời khẩn cấp đi nơi khác.

Làm nhà nuôi yến hoàn thành ở khu sạt lở, chính quyền không hay? - Ảnh 2.

Dù chính quyền tỉnh An Giang đã có cấm biển báo khu vực sạt lở nguy hiểm nhưng doanh nghiệp vẫn cố tình sửa chữa nhà ở lúc trước thành nhà nuôi chim yến khiến người dân bức xúc - Ảnh: TỐNG DOANH

Vì vậy, nhiều nhà dân di dời tài sản nhưng chưa đập bỏ nhà, trong đó có nhà của ông Nguyễn Kim S., giám đốc Công ty D.H. chuyên phân phối xi măng trong vùng. 

Khi sạt lở sông Vàm Nao xảy ra, căn nhà lầu của ông S. cũng nằm trong diện cảnh báo vùng nguy hiểm nên địa phương đã không cho ai ở lại. Sau đó, ông S. được bố trí nền trong khu dân cư sạt lở Mỹ Hòa nhưng căn nhà trong khu sạt lở Vàm Nao ông vẫn chưa đập bỏ mà để nguyên đó.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, ông S. đã sửa chữa và cơi nới căn nhà cũ thành nhà nuôi yến hoàn thiện đi vào hoạt động từ trước Tết Nguyên đán. Ông S. đã cho thiết kế căn nhà tầng trên thành nhà nuôi yến, cho đặt máy phát âm thanh để dẫn dụ chim yến về ở. Chính quyền và công an xã có xuống lập biên bản nhưng đến nay im ru.

Bên cạnh đó, trong khu vực sạt lở Vàm Nao, một vài hộ dân cũng đã quay trở lại sửa chữa nhà cũ để làm điểm buôn bán sinh hoạt dù khu vực này bị cấm xây dựng, sửa chữa. 

"Hiện nay, một số người dân không chịu vào ở nhà tái định cư. Các hộ ở lại gần bờ sạt lở vì thuận đường kinh doanh buôn bán" - bà Hồng, 60 tuổi, ngụ tại ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, nói.

Trả lời câu hỏi Tuổi Trẻ Online vì sao để doanh nghiệp làm nhà nuôi yến hoành tráng ngay khu vực sạt lở thì ông Ngô Hoàng Hiếu - chủ tịch UBND huyện Chợ Mới - nói: "Tôi đã chỉ đạo các ngành xuống làm việc trực tiếp vụ việc này. Khi nào có báo cáo cụ thể sẽ xem xét đến trách nhiệm của địa phương trong việc để doanh nghiệp tự ý làm nhà yến ở khu vực sạt lở nguy hiểm".

Sóc Trăng lần đầu tiên buộc ngưng làm nhà nuôi yến Sóc Trăng lần đầu tiên buộc ngưng làm nhà nuôi yến

TTO - Hai căn nhà kiên cố tự ý chuyển đổi công năng toàn bộ hoặc một phần thành nhà nuôi yến đã bị các ngành chức năng TP Sóc Trăng (Sóc Trăng) lập biên bản.

BỬU ĐẤU - TỐNG DOANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên