Thứ 3, ngày 9 tháng 8 năm 2022
Làm gì khi số ca mắc COVID-19 chưa xác định nguồn lây tăng?
TTO - Tính đến hết ngày 14-7, số ca mắc COVID-19 tại TP.HCM đã vượt ngưỡng 18.000 ca (tính từ 27-4), số ca mắc mới vẫn tăng duy trì ở mức 4 con số, đặc biệt số ca chưa xác định nguồn lây cũng không có dấu hiệu dừng lại.

Xe đón các trường hợp nghi nhiễm đưa đi cách ly tập trung (ảnh chụp trưa 11-7 tại một con hẻm bị phong tỏa trên đường Pasteur, quận 1, TP.HCM) - Ảnh: TỰ TRUNG
Thống kê của Tuổi Trẻ trong 10 ngày gần nhất (từ 4-7 đến 14-7) cho thấy một con số đáng lo ngại: số ca mắc vào ngày 4-7 mới chỉ vượt ngưỡng 6.000 ca, chỉ sau 10 ngày số ca này tăng gấp 3 lần. Như vậy trung bình mỗi ngày có khoảng 1.200 ca mắc, đặc biệt gần đây có ngày số ca mắc chạm ngưỡng 2.000 ca/ngày.
Theo các chuyên gia dịch tễ, tổng số ca mắc COVID-19 này sẽ không có gì đáng lo ngại nếu "tất cả nằm trong khu cách ly, khu phong tỏa", bởi lúc ấy chúng ta đang ở thế chủ động, ca mắc dù cao vẫn đang "nằm trong lưới". Nhưng thực tế tình hình dịch bệnh ở TP.HCM đang ngược lại, số ca "nằm ngoài lưới" không giảm mà đang tăng mỗi ngày.

Nguồn: Bộ Y tế và HCDC - Dữ liệu: XUÂN MAI - Đồ họa: TUẤN ANH
Cụ thể các ngày 4-7, 5-7, 8-7 số ca mắc COVID-19 chưa xác định nguồn lây (đang điều tra dịch tễ) chỉ dừng ở mức 2 con số, lần lượt 22 ca, 99 ca, 67 ca. 7 ngày tiếp theo số ca này tăng cao ở mức 3 con số với đỉnh điểm ngày 12-7 là 301 ca, 11-7 là 479 ca; các ngày còn lại đều từ 100 - 200 ca.
Tỉ lệ này, theo một chuyên gia dịch tễ, chứng tỏ dịch xâm nhập sâu vào cộng đồng với nhiều nhánh khác nhau.
"Khi số ca mắc chưa xác định được nguồn lây còn cao, dịch tại thành phố rất khó kiểm soát trong thời gian ngắn. Cần phải tận dụng thời gian vàng trong 10 ngày giãn cách để đưa ra các chiến thuật xét nghiệm trọng tâm, phát hiện càng nhiều F0 "lang thang" càng tốt, từ đó mới có hy vọng chặt đứt các nguồn lây phát tán trong cộng đồng" - chuyên gia này phân tích.
Trở lại công tác phát hiện F0 vừa qua có thể thấy tỉ lệ các ca được phát hiện thông qua khám sàng lọc ở các bệnh viện, trung tâm y tế; mở rộng xét nghiệm tầm soát ngoài cộng đồng trong thời gian qua khá lớn. Một phần cũng đến từ việc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM thay đổi chiến lược điều tra truy vết, khoanh vùng dập dịch với phương châm "thần tốc bao vây dập dịch", nhanh chóng làm sạch khu vực có ca bệnh.
TS.BS Phạm Hùng Vân - chuyên gia dịch tễ học, nguyên giảng viên khoa vi sinh (ĐH Y dược TP.HCM) - cho rằng các ca mắc đang phát sinh hiện nay có thể đã lây lan trước khi giãn cách xã hội và kéo dài âm ỉ cho đến nay.
PGS.TS Nguyễn Duy Phong - phó trưởng khoa y tế công cộng (ĐH Y dược TP.HCM) - cho rằng sở dĩ có hiện tượng "không nguồn lây" là bởi rất khó xác định ca mới phát hiện là ca riêng lẻ, hay từng là F1 của ca F0 mất dấu nào đó.

Dữ liệu: HOÀNG LỘC - Đồ họa: TUẤN ANH
Không giãn cách nghiêm, dịch còn kéo dài
Theo TS.BS Phạm Hùng Vân, ngoài số ca mắc tăng ngoài cộng đồng cũng cần để ý số ca bệnh đang điều trị có tăng nặng hay không. Bởi nếu số ca nặng tăng cao cùng một lúc sẽ khiến ngành y tế đứng trước nguy cơ quá tải. Nếu không "cắt" được dịch lây lan, theo ông, còn kéo theo nhiều loại bệnh nặng khác gia tăng, người bệnh sẽ không được cứu chữa kịp thời.
"Việc giãn cách không thể khiến ca mắc giảm ngay được, có thể phải cần đến vài tuần mới kéo giảm phần nào đó. Và để kiểm soát dịch, ngoài tuân thủ các biện pháp phòng dịch, cần phải tiếp tục giãn cách xã hội nghiêm túc, bởi nếu còn giao tiếp, dịch có thể bùng trở lại" - bác sĩ Vân nói.
PGS.TS Nguyễn Duy Phong cũng chia sẻ khi dịch đã lan rộng trong cộng đồng, không cách nào khác là mọi người phải thực hiện giãn cách nghiêm túc. Trong khi còn chờ vắc xin, giãn cách nghiêm là chìa khóa hữu hiệu để giúp ngành y tế kiểm soát số ca nhiễm.
-
Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nêu 19 hành vi tiêu cực cần phòng, chống
TTO - Trong 19 hành vi tiêu cực được Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nêu có việc nhập quốc tịch nước ngoài, tư duy nhiệm kỳ, tổ chức ngày lễ, tết, sinh nhật... một cách phô trương lãng phí, gây phản cảm, bức xúc trong xã hội.
-
TTO - Mức thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì chính thức được điều chỉnh giảm từ 20% xuống 10%, có thêm cơ hội cho doanh nghiệp để đa dạng nguồn cung xăng dầu.
-
TTO - Theo chuyên gia khí tượng thủy văn, do đang trong giai đoạn mới hình thành, nên hướng di chuyển và cường độ của áp thấp nhiệt đới (sau đó có thể là bão) còn nhiều thay đổi.
-
TTO - Bản tin chiều 8-8 của Bộ Y tế cho biết số ca mắc COVID-19 mới sau 1 ngày có xu hướng giảm lại tăng mạnh lên 1.705 ca. Đáng chú ý, số ca chuyển nặng tăng cao.
-
TTO - Bộ Ngoại giao xác nhận hai công dân Việt Nam bị tố cưỡng hiếp đã rời Tây Ban Nha sau khi được trả hộ chiếu. Quá trình điều tra vụ việc vẫn đang được tiếp tục, tòa án sẽ liên lạc với luật sư địa phương đại diện hai người trên.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận