Thứ 7, ngày 2 tháng 7 năm 2022
Làm gì để giảm ùn tắc ở cảng Cát Lái?
TTO - Giảm bớt tắc nghẽn tại cảng Cát Lái sẽ ngày càng trở nên quan trọng khi thương mại dần phục hồi hậu COVID-19.

Các chuyên gia cho rằng nhu cầu cấp thiết có bến sà lan chuyên dụng tại cảng Cái Mép - Ảnh: N.BÌNH
Ngày 19-5, tại hội thảo "Giảm ùn tắc và cải thiện logistics tại cảng Cát Lái" được tổ chức ở TP.HCM, ông Claudio Dordi - giám đốc dự án USAID TFP - đã đưa ra hai khuyến nghị để giải quyết câu chuyện ùn tắc của cảng Cát Lái hiện nay.
Theo đó, cần đầu tư bến sà lan chuyên dụng tại cảng Cái Mép. Hiện nay, tuyến sà lan chỉ đi từ điểm đầu đến điểm cuối, theo yêu cầu.
Thứ hai là xây dựng hệ thống sà lan theo lịch trình trên toàn bộ mạng lưới các cảng. Theo đó, cần thay đổi hệ thống sà lan hiện nay thành các tuyến "giống như trung chuyển" dựa trên các lộ trình đã lên kế hoạch trước, cập các bến cảng và cảng nội địa ICD.
Theo tính toán của ông Claudio Dordi, các số liệu cho thấy có nhiều thách thức với cảng Cát Lái trong tương lai. Lượng container tăng gấp đôi vào năm 2030, các tuyến đường thủy hiện không có đủ rộng để đón tàu tải trọng lớn hơn. Ngoài ra, phân bố giao thông hiện nay cũng làm cho cảng chưa tận dụng hết công năng những cảng khác cũng như phân bổ lưu lượng container.
Tại hội thảo, thay mặt dự án Tạo thuận lợi cho thương mại do USAID tài trợ, TS Nguyễn Thị Như Mai cũng nêu 21 khuyến nghị nhằm giảm ùn tắc và tạo thuận lợi logistics tại cảng Cát Lái.
Trong đó nhóm khuyến nghị về cải tiến kỹ thuật - chi tiết, thiết thực, có thể làm ngay và mang lại hiệu quả tốt như thành lập các bãi chờ gần cảng Cát Lái cho xe tải để hỗ trợ các hoạt động tại cổng vào ban đêm, tăng khả năng sử dụng các cổng tại cảng Cát Lái và giảm ùn tắc; mở rộng số lượng làn ở cổng và các điểm đỗ xe trước cổng tương ứng có thể giúp giảm ùn tắc ngay lập tức trong khi không cần phải đầu tư nhiều...
Nhóm khuyến nghị áp dụng giải pháp công nghệ, giải pháp khai thác dữ liệu nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lý.
Cụ thể là bố trí thiết bị nhận dạng ký tự quang học (OCR) và đầu đọc RFID tại cổng cảng Cát Lái. Giải pháp này sẽ giảm bớt thời gian xử lý tại cổng bằng cách lắp đặt thiết bị OCR và đầu đọc RFID để tự động nhận diện biển số xe tải, số hiệu container và tình trạng hư hỏng vỏ container.
Hiện tại, các container rủi ro thấp có thể được thông quan trước khi cập cảng Cát Lái nhưng bị xếp lẫn với container chưa được thông quan nên không dễ giải phóng khỏi cảng.
Mỗi năm có khoảng 4,9 triệu container 20 feet (TEU) được xếp dỡ tại TP.HCM, tương đương với khoảng 3 triệu xe tải, hoặc hơn 8.000 xe tải mỗi ngày qua lại trong và xung quanh thành phố để xếp dỡ container từ khu vực cảng. Cảng Cát Lái xử lý hơn 92% khối lượng này và khoảng 50% tổng khối lượng container của cả nước.
-
TTO - Nhiều người dân đã ra đứng xếp hàng từ sáng sớm hôm nay 2-7 để làm hộ chiếu phổ thông mẫu mới tại TP.HCM, nhưng đành ra về vì quá đông. Đến 7h30 sáng đã 'hết số'.
-
TTO - Tin mới nhất từ cơ quan chủ quản của Hồ Hoài Anh là không có quyết định đình chỉ công việc bằng văn bản với nhạc sĩ này. Còn Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội vẫn đang chờ thông tin chính thức, chưa có quyết định nào với Hồng Đăng.
-
TTO - Thay vì mỗi người một xe, công nhân giờ tìm người tiện đường đi chung để 'cưa đôi' tiền xăng. Thay vì cứ chạy theo đường quen, các bác chạy xe ôm và xe lôi chở hàng nay tính toán kỹ cung đường nào ngắn nhất và ít kẹt xe nhất để tiết kiệm xăng.
-
TTO - Một số chuyên gia, đại biểu Quốc hội nêu ý kiến xung quanh kiến nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí về việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng.
-
TTO - Trung tâm Stimson mới đây đưa ra các bằng chứng cho thấy nước sông Mekong ở thời điểm bắt đầu mùa mưa năm nay cao hơn khoảng 1,4m so với mức trung bình trong hơn 100 năm qua do các đập thủy điện đầu nguồn xả nước.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận