Nối những thanh ray ngắn hay dài phù hợp với địa hình di chuyển
Để làm lô gốm khủng này, ông Chín phải huy động nhiều người trong làng, thành viên trong gia đình.
Lò nung xây mới để vừa với sản phẩm to lớn được những người xây lò cho biết là lò "dã chiến", lò "tình thế" chứ không phải lò bầu, lò sấp hay lò ngửa như xưa nay.
Khi nhận làm lô hàng khủng này, khó khăn nhất là khâu vận chuyển sản phẩm lớn vào, ra lò cùng nhiều khó khăn phát sinh khác.
Ông Chín vẫn quyết tâm làm bởi ông khát khao được cống hiến cho nghề. Ông muốn góp phần nhỏ bé để làm thăng hoa làng gốm nơi mình sinh ra và cũng là dịp để thử thách bản thân, là cơ hội để tạo sự khác lạ, mới mẻ cho làng nghề.
Bà Lê Thị Một (65 tuổi, có thâm niên gần 40 năm làm gốm) cho biết: "Nhiều người trong làng không tin là ông Chín làm được, thật đáng khâm phục, vì từ trước tới giờ trong làng chưa có ai nung được gốm to vậy".
Trong đời làm gốm cũng có lúc ông Chín dự định bỏ gốm để làm việc khác vì gặp nhiều khó khăn, nhưng dường như nghề vọc đất sét đã chọn ông.
Cách đây 3 năm ông Chín tự tìm tòi học hỏi rồi chuyển sang làm thủ công gốm mỹ nghệ, kết hợp với việc làm du lịch của làng.
Đây là những bình gốm khủng nhất từ trước đến nay trong đời làm nghề của ông Chín, cũng như của làng gốm 500 năm tuổi này.
Rưới nước trong lúc trộn cát vào đất sét. Tùy vào sản phẩm được nặn mà lượng cát sẽ khác nhau
Đất sét nhão sẽ được trám những lỗ gạch quanh và trên lò nung
Canh lửa trong khoảng một tuần nung liên tục
Ông Chín bên 4/26 bình gốm khủng trong đơn hàng (cao 1,2m - 2m; rộng 0,75m - 1m) sắp hoàn thiện, việc sơn màu do khách hàng đảm nhiệm
Ông gõ thử kiểm tra mẻ gốm trước khi ra lò
Bình gốm đã đến được vị trí để nung
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận