22/12/2019 18:54 GMT+7

Làm bài được không con?

HỒ VĂN NHỊN
HỒ VĂN NHỊN

TTO - Má từng nói với tôi: "Mày với ba mày khắc khẩu, hở là cự cãi. Cha con gì mà như nước với lửa". Không rõ từ khi nào, tôi không ấn tượng tốt về ba mình!

Làm bài được không con? - Ảnh 1.

Tự trong tim, tôi hiểu ba không độc đoán, lạnh lùng mà yêu thương vợ con theo cách riêng của mình.

Hồ Văn Nhịn

Má tôi là hoa hậu xứ cồn chài, con nhà khá giả, vậy mà ưng ba tôi, về làm dâu út. Bao nhiêu cực nhọc cứ đổ đầu má...

Nỗi buồn tủi

Tôi cảm thấy hơi choáng khi ra khỏi phòng thi. Chắc do mải tập trung làm bài văn kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ. Tôi bước đi, lẩm nhẩm mấy câu thơ đề thi... Chợt ngẩng đầu lên, tôi thấy bạn bè đều có ba, mẹ hay người thân chạy đến, ân cần hỏi han. Tự dưng nỗi buồn tủi, cô đơn len lỏi vào tôi. 

Nhưng tôi đoán giờ này má tôi đang đổ mồ hôi với mớ dưa leo vụn vặt chờ người mua ở chợ Cao Lãnh, rồi còn phải nhanh về lo bữa cơm cho gia đình gần chục miệng ăn. Còn ba thì đang miệt mài cày bừa cùng con trâu trên miếng ruộng manh mún...

Những lúc ba đi cày đồng xa, tôi chứng kiến sự gièm pha của chú bác với má tôi: "Thằng Chín cưới con vợ đẹp mà dở tệ, không biết tính toán mần ăn. Người ta nói chồng như cái đăng, vợ như cái đó. Mà cái đó này không biết giữ tiền của. Làm như giỏi giang lắm. Con cái cả đống mà không chịu cho nghỉ học để phụ tiếp. Đồ đạc trong nhà của ông bà cứ mang đi bán dần. Rồi than nghèo, khổ cực".

Ba về. Bên mâm cơm, tôi thuật lại. Ông im lặng thở dài, buông đũa, đứng lên bỏ đi còn phán một câu: "Bây nghe sao đó. Chứ mấy chú bác đều là người lớn. Ai đâu mà nói kỳ vậy". 

Mỗi lần đám giỗ, sau những chuyện linh tinh cuộc sống là bàn về vợ chồng thằng Chín, rồi chia lại đất đai. Có miếng vườn sau hè mà mấy bà cô tôi đã sửa di chúc ông nội để lại đến bốn năm lần. 

Lúc đó, ba tôi đã uống rượu xỉn, nằm ngủ khì. Khi tỉnh táo, tôi kể lại ba nghe. Ông cười: "Của ông bà, đất hương hỏa để lại, mình đâu đổ mồ hôi làm ra nó mà giành".

Tôi chơi đùa, xảy ra xô xát với trẻ trong xóm, bị méc chuyện. Ba kéo về bắt nằm sấp trên bộ ngựa gõ, đánh đòn trước, hỏi tội sau. Bà nội ngăn cỡ nào cũng đánh. Cây roi nát bấy. "Ba đặt tên con là Nhịn nhưng có chịu nhẫn nhịn ai đâu. Bướng nên đánh cho chừa cái tật bướng". Tôi cắn môi, tay bấu chặt mép bộ ngựa gõ, nước mắt đầm đìa nhưng không hề bật tiếng khóc.

Nhà có hơn hai công ruộng, làm lúa không đủ gạo ăn. Thấy má vất vả, tôi đôi co với ba:

- Mần ruộng nghèo cực quá, sao không bỏ đất mà kiếm chuyện khác mần?

- Nông dân không mần ruộng chứ mần gì? Thất bát cũng cố mần. Bỏ đất để thiên hạ cười vô mặt là làm biếng à.

- Ba người lớn, chủ gia đình, phải biết mần gì chứ. Má phải âm thầm đi vay tiền lãi cao để đóng tiền trường, mua tập sách cho tụi con. Cả xóm này có nhà nào mà mình không mượn gạo ăn đâu.

Ba tôi nghiến răng, trợn mắt đỏ ngầu:

- Cho tụi bây ăn học để cãi lý với ba má à.

- Con nói sự thật.

- Mai mốt ra thị xã ráng học hành đàng hoàng. Để nhà trường mắng vốn, ba bắt về làm ruộng cho thấu đời.

Mặc cảm nhà quê, nghèo khổ cứ bám lấy tôi suốt những năm học cấp ba.

Và tôi đã thương ba

... Buồn tủi, cô đơn và mặc cảm trong tôi càng ngày càng nặng trịch. Nó kéo đầu tôi gục xuống, lầm lũi bước vội ra cổng trường và đâm sầm vào chiếc xe đạp ven đường. Ngước mặt lên định cất lời xin lỗi. Trời đất. Ba tôi. Môi mấp máy, giọng run run, ông hỏi:

- Làm bài được không con?

Tôi òa lên khóc. Rồi bỏ chạy. Ba quýnh quáng dắt chiếc xe đạp cà tàng đuổi theo, hỏi rối rít: "Sao vậy con trai. Đề thi khó à?". Tôi lấy tay quệt nước mắt lia lịa, nhưng nó cứ trào ra:

- Dạ đâu có. Sao ba không đi cày ruộng, hay phụ tiếp má, ra đây làm chi!

- Ba dắt con bò vàng xuống Mỹ Thọ bán cho dượng Tư luôn rồi. Tranh thủ ghé qua coi con thi cử có ổn không?

- Đề dễ. Con ôn trúng tủ. Ba an tâm về đi. Con còn phải dò bài môn thi chiều nay.

- Ráng đậu tốt nghiệp mà nối gót anh chị nghen con.

Sau lần đó, tôi thương ba nhiều lắm, không còn cự cãi như ngày xưa. Tôi tốt nghiệp loại ưu, định học đại học, nhưng ba khuyên nhà mình nghèo, mấy em còn nheo nhóc, nên tôi thi vào Trường cao đẳng Sư phạm Đồng Tháp làm nghề giáo. Hồi đó, xuống dạy học ở Tháp Mười mới mấy tháng, cực khổ quá, tôi về Cao Lãnh định gom sách luyện thi lại để làm kế toán cho các công ty, mau kiếm tiền.

Biết chuyện, ba kêu tôi phụ má chở mấy bao dưa leo ra chợ bán. Có một cô gái mặc áo dài tha thướt ghé mua. Mấy bà bạn hàng xầm xì:

- Cô giáo của thằng nhóc nhà tui đó.

- Tu mấy đời mấy kiếp. Có phước đức mới làm được nghề giáo.

Ngồi kề bên, tôi lắng nghe hết. Nhìn mấy trái dưa leo lăn lóc giữa chợ trưa, tôi nhớ đến tụi học trò dưới quê nghèo. Rồi nhớ lại gia cảnh mình, nên tôi bỏ ý chuyển nghề.

Má tôi vướng bệnh ung thư. Từ lúc phát hiện đến lúc má nhắm mắt chưa đầy năm tháng. Ba lạnh lùng, ít nói, bình tĩnh lo chu toàn mọi việc. Đêm đầu tiên má tôi nằm ngoài mộ, anh em tôi người thì về nhà riêng, người thì mệt nên ngủ say như chết.

Tôi trằn trọc đến khuya vẫn không chợp mắt, ra bàn thờ định thắp nhang cho má thì thấy ba gục đầu nấc nghẹn. Tôi sà xuống ôm chặt lấy ba. Hai cha con cùng khóc cho người phụ nữ cả đời lam lũ, cực nhọc vì chồng con.

Tự trong tim, tôi hiểu ba không độc đoán, lạnh lùng mà yêu thương vợ con theo cách riêng của mình, dẫu đôi khi khó hiểu. Nhờ gần gũi bên ba, xem ông như người bạn, tôi tự tin hơn trong cuộc sống, suy nghĩ chững chạc, hành động từ tốn như cái tên Nhịn mà ba đã đặt cho đứa con trai sinh năm Thìn bão lụt.

Từ kẻ có ý định bỏ ngành sư phạm, giờ đây tôi là người thầy được học trò yêu quý và có gia đình hạnh phúc. Hình ảnh ba tôi mặc chiếc áo cũ kỹ, đội cái nón cối của nội tôi truyền lại, giọng run run: "Làm bài được không con?" trong ngày thi năm xưa vẫn luôn ghi mãi tâm trí tôi...

64934139_1127083360811444_8185015653837570048_n

Cuộc thi viết KHOẢNH KHẮC THAY ĐỔI ĐỜI TÔI lần 2 năm 2019 đã kết thúc nhận bài thi vào ngày 21-12-2019.

Ban giám khảo sẽ tổ chức chấm thi và Ban tổ chức làm lễ trao thưởng sau khi có kết quả, thời gian cụ thể sẽ được thông báo sau.

Giải thưởng: 1 giải nhất: 30 triệu đồng; 1 giải nhì: 20 triệu đồng; 1 giải ba: 10 triệu đồng; 10 giải khuyến khích: 5 triệu đồng.

Một số bài viết tốt nhưng chưa được đăng trong thời gian diễn ra cuộc thi, báo Tuổi Trẻ sẽ chọn đăng trên Tuổi Trẻ nhật báo và Tuổi Trẻ Online và được trả nhuận bút theo quy định.

logo hdbank

Từ ngày 26-11 đến ngày 22-12, cuộc thi "Khoảnh khắc thay đổi đời tôi" lần 2 đã nhận được bài dự thi của những bạn đọc:

Tào Vũ Linh (Hà Nội), Thích Tịnh Trí (Quảng Nam), Võ Anh Thái (Bình Thuận), Nguyễn Thanh Dũng (Long An), Đinh Thị Duyên (Long An), Bùi Thị Đức Hà (Hải Phòng), Vũ Thị Quỳnh Giao (Hà Nội), Nguyễn Thị Thuận (Đồng Nai), Nguyễn Kim Thuyền, Nguyễn Trương Hoàng Thương (Quảng Nam), Nguyễn Thành Giang (Quảng Nam), Nguyễn Ngọc Mai Vân (Đồng Nai), Trần Ngọc Bảo Trân (Sóc Trăng), Trương Thị Mỹ Diệu (Đồng Nai), Nguyễn Hoa Diệu Hiền (Đồng Nai), Huỳnh Kim Chi (TP.HCM), Huỳnh Phú Hữu (An Giang), Phạm Thị Yến (Sơn La), Vũ Văn Cơ, Nguyễn Thanh Bình (TP.HCM), Nguyễn Đước (TP.HCM), Trương Thị Bích Vân (TP.HCM), Nguyễn Thị Diễm Hương (TP.HCM), Trần Thị Minh (Lào Cai), Nguyễn Thị Bích Nhàn (Phú Yên), Bùi Thị Thu Hoài (Hải Dương), Bùi Thị Thu Hoài (Hà Nội), Hoàng Ngát (Thanh Hóa), Lê Minh Nghiêm (TP.HCM), Bùi Thị Lan (Hà Nội), Nguyễn Thị Hồng Phụng (TP.HCM), Võ Nhật Thủ (Đà Nẵng), Phạm Thị Yến (TP.HCM), Hà Thị Bình (Phú Thọ), Linh Vy, Thiều Tú Uyên (Gia Lai), Thanh Tuyền, Lê Thị Tươi (TP.HCM), Nguyễn Thị Hạnh (Quảng Bình), Bùi Oanh Oanh (TP.HCM), Hàn Yến Nguyệt (Hà Nội), Minh Thư (TP.HCM), Vũ Thị Thùy Linh (Hà Nội), Trần Thị Mỹ Duyên (TP.HCM), Nguyễn Thanh Hương (Đắk Lăk), Hứa Thị Thùy Trang (Kiên Giang), Nguyễn Thị Kim An (Bình Định), Nguyễn Cynthia (Cần Thơ), Trần Thanh Tùng, Nguyễn Thị Bích Trâm (Quảng Nam), Nguyễn Thị Hoa (TP.HCM), Phạm Thị Yến (Sơn La), Trịnh Thị Duyên (TP.HCM), Lò Thị Phước Thiện (Khánh Hòa), Wru (TP.HCM), Đỗ Dũng (TP.HCM), Bùi Tấn Hùng (TP.HCM), Nguyễn Thị Hồng (Yên Bái), Phan Xuân Mai (TP.HCM), Hà Thủy (Hà Nội), Nguyễn Phạm Thanh Hoa (TP.HCM), Phạm Thị Hoài (Tiền Giang), Nguyễn Thị Lan Chi (TP.HCM), Nguyễn Thanh Tịnh (Vĩnh Long), Huỳnh Ngọc Mai (Long An), Phạm Thị Bích Hằng (TP.HCM), Nguyễn Quỳnh Trang (Hà Nội), Lê Nguyễn Minh Thảo (Lai Châu), Nguyễn Thị Thu Hà (Bình Dương), Ngô Thị Thanh Trúc (Gia Lai), Ngô Thị Thanh Trúc (Sơn La), Ta Huu Bon, Huỳnh Kim Chi (TP.HCM), Nguyễn Thị Kim Thi (Đà Nẵng), Nguyễn Thị Thùy Yên (Nghệ An), Hàn Hải Nguyệt (Hà Nội), Dương Trần Ca, Trần Thúy Nga (TP.HCM), Nguyễn Hoàng Trinh (Tiền Giang), Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (Hà Nội), Nguyễn Thị Hạnh (Long An), Hoàng Thị Thảo (Thanh Hóa), Trịnh Diễm Quỳnh (Đồng Nai), Nguyễn Thị Thùy Yên (Nghệ An), Thanh Hòa (TP.HCM), Lương Bích Thủy (TP.HCM), Nguyễn Thị Trọng (Đăk Lăk), Phan Thị Diễu Thúy (Quảng Ngãi), Đỗ Thị Nhị (Bắc Ninh), Nguyễn Chí Tuấn (TP.HCM), Hồ Văn Nhịnh (Đồng Tháp), Lê Văn Hiệp (Hưng Yên), Vương Thị Anh Đào (Tiền Giang), Phạm Thị Phương Hằng (Bình Phước), Nguyễn Thị Yến Ngọc (Quảng Ngãi), Phạm Minh Trung (TP.HCM), Phạm Thị Nhài (Thanh Hóa), Vũ Thị Hợp (Hòa Bình), Nguyễn Thị Hương Duyên (TP.HCM), Tường Chi, Mai Thị Hồng Quế (Ninh Bình), Nguyễn Thị Ngọc Trâm (TP.HCM), Nguyễn Thị Bích Liên (Bình Dương), Vũ Đỗ Nam Phương (Bình Dương), Nguyễn Thị Vân (TP.HCM), Trần Ngọc Hữu (TP.HCM), Trần Thanh Tú (Gia Lai), Trần Thị Thanh Ngân (Hà Nội), Võ Thị Tiền (Tiền Giang), Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Đà Nẵng), Hoàng Thị Huế (Hà Nội), Lê Thị Như Thùy (TP.HCM), Nguyễn Hoàng Lâm, Ngô Phước Hoàng (Tiền Giang), Nguyễn Thanh Tú (Khánh Hòa), Phạm Thị Nguyên (Hà Nội), Nguyễn Thị Thu Hà (Bình Dương), Phạm Văn Hoạch (Thanh Hóa), Tác giả: Lê Thị Ánh Đào (Quảng Nam), Phạm Thùy Linh (Hà Nội), Trần Lan Phương (Hà Nội), Nguyễn Thị Ngọc (Hà Nội), Nguyễn Khánh Linh (Hà Nội), Nguyễn Thị Hồng Thắm (Cần Thơ), Lê Hương (Quảng Bình), Huỳnh Thanh Đạt (TP.HCM), Phi Bão (Hà Nội), Võ Văn Chương, Ngô Thị Nhung (Thừa Thiên - Huế), Trần Thị Phương Thảo (Hà Nội), Nguyễn Thanh Vi, Phạm Thị Hoài (Tiền Giang), Nguyễn Hồng Phương (TP.HCM), Nguyễn Thị Thanh Thảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Vương Hoàng Phương Trang (Hà Nội), Nguyễn Thị Trúc Quỳnh, Phạm Mạnh Khang, Trần Việt Hoàng (Hà Tĩnh), Trần Lê Gia Linh (TP.HCM), Nguyễn Minh Hải (TP.HCM).

Cuộc thi "Khoảnh khắc thay đổi đời tôi" lần 2 cũng nhận được bài dự thi gửi qua đường bưu điện của những bạn đọc: Lê Văn Á (TP.HCM), Phạm Thị Mỹ Trinh (Quảng Trị), Phạm Thị Hoa (Hà Nội), Vũ Thị Hợp (Hòa Bình), Thân Trọng Quý (TP.HCM), Lò Văn Nam (Bắc Ninh), Võ Thị Phước (TP.HCM), Nguyễn Thị Minh Ngọc (Đà Nẵng), Nguyễn Văn Khanh (Khánh Hòa), Huỳnh Văn Măn (Tây Ninh), Trần Bạch Ngân (Hà Tĩnh), Nguyễn Thị Lan Chi (TP.HCM), Nguyễn Duy Khánh (TP.HCM), Nguyễn Văn Sang (Bình Phước), Tôn Nữ Thị Quế (Khánh Hòa), Trần Văn Sinh (Sơn La), Hoàng Thị Mỹ (TP.HCM), Hoàng Thị Thu Hằng (Hải Dương), Thi Hoàng Khiêm (Long An), Đặng Lê Kim Ánh (TP.HCM), Hoàng Hiền (Ninh Bình), Trần Đình Khả (TP.HCM), Chu Thị Thanh (TP.HCM), Lê Đình Quỳ (Thừa Thiên - Huế), Phạm Văn Huynh (Hà Nội), Mai Thanh Bình (Đà Nẵng), Danh Chương (Đồng Nai), Trần Kim Xuân (TP.HCM).

Tôi đã chặt vòi bạch tuộc đời mình Tôi đã chặt vòi bạch tuộc đời mình

TTO - Chúng tôi đọc rất kỹ khi chọn đăng bài "tự bạch đời mình" này. Chuyện người đàn ông vượt qua nghiện ngập, tự làm lại cuộc đời có thể giúp nhiều người nghĩ lại mình. Nói như ông, đó là phải sống làm sao cho cha mẹ, vợ con mình được nở nụ cười.

HỒ VĂN NHỊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên