Theo đó, năm 2024 tốc độ phát triển kinh tế Kiên Giang đạt 7,5%, vượt 0,8% kế hoạch. Quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2024 ước đạt trên 78.200 tỉ đồng (giá so sánh 2010), tăng 7,5% so với cùng kỳ; GRDP bình quân đầu người ước đạt 81,84 triệu đồng, vượt 0,18% kế hoạch.
Đáng chú ý, tổng sản lượng lúa cả năm ước đạt 4,67 triệu tấn, vượt 6,32% so với kế hoạch và tăng 2,55% so với cùng kỳ.
Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước đạt gần 815.000 tấn, vượt 1,87% kế hoạch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt trên 162.000 tỉ đồng, vượt 8,77% kế hoạch và tăng 22,44% so cùng kỳ.
Đáng chú ý, tổng khách du lịch trong năm ước đón gần 10 triệu lượt khách, vượt 7,2% kế hoạch. Trong đó khách quốc tế ước đón gần 1 triệu lượt, vượt 43,9% kế hoạch, tăng 70,7% so với cùng kỳ.
Tổng thu đạt trên 25.000 tỉ đồng, vượt 25,7% kế hoạch, tăng 43,8% so với cùng kỳ. Ước tổng thu ngân sách năm 2024 gần 17.000 tỉ đồng. Ước chi ngân sách trên 22.300 tỉ đồng, tăng gần 380 tỉ đồng so với dự toán giao đầu năm.
Tình hình thực hiện đầu tư công, ước giá trị giải ngân đến 31-1-2025 đạt trên 95% kế hoạch, thấp hơn 0,92% so với cùng kỳ.
Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 của tỉnh tiếp tục phát triển khá. Hầu hết các ngành, lĩnh vực và hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển ổn định.
Sản lượng lúa, tổng lượt khách du lịch và doanh thu du lịch đều tăng và vượt kế hoạch đề ra... Kết quả thực hiện 24 chỉ tiêu đã được HĐND giao năm 2024, trong đó có 24/24 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế như: tình trạng sạt lở, sụt lún cục bộ xảy ra một số nơi ở huyện U Minh Thượng, làm thiệt hại công trình giao thông và nhà ở của nhân dân; nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao nên số vụ cháy rừng tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ; sản lượng thủy sản khai thác giảm; việc triển khai thực hiện đề án nuôi biển chưa đạt sản lượng theo mục tiêu đề ra do còn vướng mắc trong thủ tục giao khu vực biển, Quy hoạch không gian biển quốc gia chậm phê duyệt;
Kinh doanh, một số ngành sản xuất do giá cả đầu vào tăng cao, thị trường tiêu thụ khó khăn nên sản lượng sụt giảm so với cùng kỳ (bia giảm 12,75%, xi măng giảm 11,25%, bao bì giảm 10,9% và clinker giảm 9,1%). Một số khoản thu đạt thấp, nhất là khoản thu từ tiền sử dụng đất…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận