Thứ 7, ngày 16 tháng 1 năm 2021
Không sản xuất đại trà khẩu trang, đồ bảo hộ y tế cho thị trường xuất khẩu
TTO - Để tránh thiệt hại về kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế muốn xuất khẩu vào thị trường EU phải đáp ứng được các tiêu chuẩn thích ứng với quy định của EU, hoặc theo từng quốc gia riêng biệt.

Sản xuất khẩu trang vải tại một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Ảnh: MOIT
Bộ Công thương tiếp tục đưa ra khuyến nghị khẩn tới các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế để kinh doanh trong mùa dịch COVID-19, khi nhiều doanh nghiệp liên hệ tìm đối tác để xuất khẩu khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế vào thị trường châu Âu (EU), cũng như nhờ hệ thống Thương vụ Việt Nam tại các nước thành viên EU tìm đối tác.
Tuy nhiên, theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, để xuất khẩu khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế vào EU, các doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn của EU về mặt hàng này.
Chẳng hạn, phải có nhãn CE (thích ứng với các quy định của EU), hoặc đáp ứng bộ tiêu chuẩn mà EU đang phối hợp cùng các nước thành viên đưa ra trong trường hợp chưa có nhãn CE, để xuất khẩu vào riêng từng quốc gia. Có hơn 11 tiêu chuẩn đang được áp dụng.
Do đó việc sản xuất đại trà khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế mà không theo tiêu chuẩn kỹ thuật nào "rất có thể sẽ không xuất khẩu được vào EU và gây dư thừa, thiệt hại về kinh tế nếu không tiêu thụ được ở các thị trường khác", Bộ Công thương nhấn mạnh.
Trước đó, Bộ Công thương đã có cảnh báo đến doanh nghiệp về việc cần thận trọng đầu tư quy mô lớn cho sản xuất khẩu trang vải, dù Việt Nam có đủ năng lực để trở thành một quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới.
Nhưng để coi đây là một ngành sản xuất lâu dài, theo Bộ Công thương, cần tính đến các yếu tố đối với nhu cầu thị trường thế giới khi xem khẩu trang đồng nghĩa với khẩu trang y tế, và việc sử dụng khẩu trang vải chưa phải là phổ biến ở thị trường nhiều nước, kể cả khi dịch COVID-19 đang hoành hành.
-
TTO - Báo cáo công bố ngày 14-1 của Đơn vị phân tích kinh tế (EIU) thuộc tạp chí The Economist cho thấy Việt Nam đang vươn lên nhanh chóng, trở thành trung tâm sản xuất thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng giá rẻ.
-
TTO - Hệ thống quản lý thông tin về dịch COVID-19 và thông tin về những người nhập cảnh bắt đầu thực hiện quy trình giám sát khép kín, mọi người nhập cảnh đều phải được cách ly tối thiểu là 14 ngày hoặc kéo dài hơn.
-
TTO - Đài Loan bác ngay đề xuất thực hiện 'bong bóng tết' với Trung Quốc đại lục giữa nỗi lo tình hình COVID-19 tại tỉnh Hà Bắc tương tự với Vũ Hán năm ngoái.
-
TTO - Nick Út, tác giả bức ảnh 'Em bé Napalm', cho biết ông bị một kẻ lạ mặt tấn công sau khi quyết định nhận Huân chương Nghệ thuật do Tổng thống Trump trao tặng.
-
TTO - Ngày 15-1, Hội đồng Y khoa quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long làm chủ tịch đã chính thức ra mắt. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có Hội đồng Y khoa quốc gia để đánh giá năng lực y bác sĩ trước khi họ hành nghề chính thức.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận