Thứ 5, ngày 26 tháng 5 năm 2022
Không phải mâm cao cỗ đầy, quan trọng nhất là ý nghĩa của lễ cưới
TTO - Anh Meigo Mark, người Estonia, chia sẻ góc nhìn của một người theo lối sống tối giản về quan niệm tổ chức đám cưới.

Anh Meigo Mark và vợ cùng gia đình trong ngày cưới - Ảnh nhân vật cung cấp
Đám cưới của tôi diễn ra vào tháng 10-2018 ở quê vợ, tại làng Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Đám cưới có tổng cộng khoảng 240 khách người Việt, 7 thành viên gia đình tôi bay từ châu Âu sang, cùng một vài người bạn của tôi từ Malaysia, Pháp và Mỹ.
Tôi và vợ đều ăn chay và chúng tôi không muốn có bất cứ hình thức sát sinh nào trong đám cưới của mình, nên thực đơn hôm đó hoàn toàn là đồ chay.
Chúng tôi cũng không chi quá nhiều tiền cho đám cưới của mình, không có thứ gì quá xa xỉ, tổng chi phí khoảng 70 triệu đồng. Hai vợ chồng tôi đều thích lối sống tối giản, không nặng vật chất, chúng tôi cảm thấy hạnh phúc và bình yên nhất với những điều đơn giản và thuần khiết.
Bất cứ thứ gì quá xa xỉ, đắt tiền cũng khiến chúng tôi không thoải mái và thấy sợ. Thậm chí nếu chúng tôi có là tỉ phú đi chăng nữa thì tôi nghĩ chúng tôi vẫn sẽ muốn mọi thứ trong cuộc sống của mình đơn giản.
Tôi thật sự thích ý tưởng tổ chức lễ cưới đơn giản và tiết kiệm tiền đó cho tương lai. Cháu vợ tôi cũng tổ chức đám cưới nhỏ ở quê theo kiểu đơn giản, nhưng rất cảm động. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất của một lễ cưới là ý nghĩa của nó đối với cô dâu chú rể, với gia đình, người thân và bạn bè họ.
Ở Estonia, chúng tôi tổ chức đám cưới nhiều ngày hơn ở đây, thường là 2-3 ngày, có khi cả tuần với nhiều nghi thức. Đất nước chúng tôi chỉ có dân số khoảng 1,3 triệu người nên trung bình phải 2-5 năm thì một gia đình mới có đám cưới một lần. Vì vậy trong năm chúng tôi ít nhận được thiệp mời đám cưới.
Tuy nhiên, quy mô đám cưới nhỏ hơn ở Việt Nam nhiều vì các gia đình đều có ít người thân hơn so với quy mô gia đình ở Việt Nam. Có thể nói đám cưới là hiện tượng "lâu lâu mới có" ở đất nước chúng tôi, nên mỗi khi có dịp chúng tôi lại ăn mừng khá lâu. Đó cũng là lý do mà gia đình tôi bị "sốc văn hóa" khi thấy đám cưới ở Việt Nam chỉ diễn ra chóng vánh trong một buổi.
"Tây" thích đám cưới tập thể ở Việt Nam

Hình ảnh ở lễ cưới tập thể được Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân TP.HCM (Thành đoàn TP.HCM) tổ chức dịp 2-9 vừa rồi - Ảnh: VŨ THỦY
Anh Derek, người Canada, sinh sống và làm việc tại TP.HCM, cho biết anh đã có cơ hội dự một đám cưới tập thể và rất thích không khí ở đó.
Anh chia sẻ: "Đám cưới tập thể dành cho những đôi uyên ương không có nhiều điều kiện về kinh tế. Họ là công nhân, người lao động, người khuyết tật. Nhưng không phải vì thế mà đám cưới mất đi ý nghĩa. Tôi rất thích không khí rộn ràng, vui tươi và tổ chức tiết kiệm... ở đám cưới này".
K.B.
-
TTO - UBND TP.HCM vừa có kết luận về các nội dung tố cáo tự ký quyết định công nhận danh hiệu 'chiến sĩ thi đua cơ sở', và khai gian để được cử đi học đối với ông Lê Minh Tấn - nguyên giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM.
-
TTO - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết vấn đề xã hội hóa đối với y tế bị sai phạm rất nhiều, nên bộ đang xây dựng nghị định liên doanh, liên kết xã hội hóa trong lĩnh vực y tế để trình sớm với Chính phủ.
-
TTO - Tính từ 16h ngày 25-5 đến 16h ngày 26-5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.275 ca nhiễm mới ghi nhận trong nước (giảm 69 ca so với ngày trước đó) tại 47 tỉnh, thành phố (có 1.080 ca trong cộng đồng).
-
TTO - Trong những người bị khởi tố liên quan vụ Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19, có 4 quan chức thuộc Bộ Y tế, Bộ Khoa học và công nghệ và 16 lãnh đạo, cán bộ CDC, sở y tế các tỉnh, thành.
-
TTO - Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh nới lỏng các yêu cầu nhập tịch Nga cho người dân ở vùng Kherson và Zaporozhye của Ukraine. Ukraine, Mỹ và châu Âu lên tiếng phản đối.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận