Trẻ lớp 1, 2, 3 có cần máy tính bảng?Vì sao Los Angeles ngưng trang bị iPad cho học sinh?Đề án máy tính bảng, thêm gánh nặng cho học sinh?
Các chuyên gia giáo dục và phụ huynh học sinh đều nhận định không nên áp dụng việc dạy học bằng các thiết bị công nghệ đối với học sinh lớp 1, 2, 3 trước việc Sở GD-ĐT TP.HCM dự kiến thí điểm đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy và học cho các lớp tiểu học 1, 2, 3 của TP.HCM”.
Triển khai quy mô lớn là vội vã
Không chỉ riêng TP.HCM dự định đưa máy tính bảng đồng loạt vào nhà trường mà nhiều địa phương cũng đang xem các thiết bị dạy học hiện đại là cứu cánh cho chất lượng dạy học.
Là người khởi xướng dự án giáo dục trực tuyến mở (MOOCs - GiapSchool) tại Việt Nam nhưng TS Giáp Văn Dương lại thận trọng khi đề cập trào lưu “máy tính bảng” và “bảng tương tác”.
"Với trẻ lớp 1, 2, 3 cá nhân tôi cho rằng sự phát triển các kỹ năng liên quan đến vận động vật lý có vai trò quan trọng đặc biệt. Việc khám phá thế giới thực, thế giới vật lý cũng nên là một ưu tiên"
TSGIÁP VĂN DƯƠNG
* Thời gian gần đây ở nhiều địa phương, ngành GD-ĐT khuyến khích nhà trường đưa các thiết bị dạy học hiện đại như máy tính bảng, bảng tương tác thông minh... để hỗ trợ dạy học, đặc biệt là dạy học ngoại ngữ. Gánh nặng kinh phí đầu tư dồn lên vai phụ huynh, trong khi chất lượng thiết bị thả nổi, hiệu quả thì chưa nhìn thấy. Ông có suy nghĩ gì về thực tế này?
- Gánh nặng đầu tư cho gia đình chỉ là một vấn đề, chất lượng thiết bị cũng có thể kiểm soát được, ít nhất về mặt lý thuyết. Nhưng tác động của việc này đến giáo dục ra sao chưa rõ ràng.
Đến nay chưa có bất cứ nghiên cứu nào đối với tác động của việc sử dụng các thiết bị này đến chất lượng giáo dục, đặc biệt là sức khỏe học sinh.
Giả sử như việc trang bị các thiết bị này là minh bạch, hoàn toàn không dính dáng gì đến lợi ích nhóm thì cũng chỉ nên coi đây là một thí điểm.
Mà đã là thí điểm thì không nên làm trên diện rộng. Lại càng không nên thí điểm với các đối tượng dễ tổn thương như học sinh lớp 1, 2, 3 mà có thể chọn các lớp cao hơn.
* Theo các nhà đầu tư thiết bị và nhà quản lý giáo dục thì với yêu cầu giáo dục hiện đại, việc sử dụng các thiết bị như trên là bức thiết, nó giúp cho việc nâng cao chất lượng dạy học. Là người đã mở trường học qua mạng, ứng dụng các công nghệ dạy học hiện đại vào mục đích giáo dục và có những thành công nhất định, ông có ý kiến gì về quan điểm của các nhà đầu tư và quản lý giáo dục đó?
- Tôi là người ủng hộ việc sử dụng công nghệ để hỗ trợ việc học, đặc biệt là trào lưu giáo dục số thông qua việc sử dụng Internet. Nhưng tôi cũng ý thức rất rõ những tác động ngoài ý muốn có thể xảy đến khi trẻ em lạm dụng Internet.
Chẳng hạn, Microsoft khuyến cáo trẻ em dưới 10 tuổi khi dùng Internet phải có người lớn bên cạnh, còn từ 11-14 tuổi phải có những hạn chế nhất định. Đó là trách nhiệm của phụ huynh và thầy cô giáo đối với con em hoặc học sinh mình.
Với việc sử dụng các máy tính bảng, tuy có thể cài đặt để không thể kết nối Internet, nhưng tác động của nó đến sức khỏe trẻ em, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học, ra sao còn chưa rõ.
* Nói trực tiếp vào máy tính bảng vừa được Sở GD-ĐT TP.HCM dự kiến đưa vào các nhà trường, ta chưa bàn đến chất lượng sản phẩm mà chỉ bàn đến mục đích nâng chất lượng dạy học, theo ông, nó có lợi và không lợi gì?
- Nếu chưa có nghiên cứu thấu đáo thì mọi ý kiến chỉ là đoán mò. Hàn Quốc đang được coi là nước đi đầu trong việc sử dụng sách giáo khoa điện tử và đang có kế hoạch mở rộng vào năm tới.
Nhưng để làm như thế, họ đã thử nghiệm gần 10 năm nay. Với Việt Nam, việc này chưa hề được thử nghiệm và đánh giá nghiêm túc, nên áp dụng với quy mô lớn là vội vã.
Một trong những nguyên tắc vàng của các thí nghiệm là “không gây hại”. Trong lúc chưa chứng minh được ảnh hưởng của việc sử dụng máy tính bảng đối với sức khỏe học sinh lớp 1, 2, 3 thì lại càng phải thận trọng trong việc áp dụng đại trà.
Ngoài ra, trong mọi thử nghiệm, nguyên tắc tự nguyện cũng cần phải được tôn trọng. Các thử nghiệm, dù là thử nghiệm y dược để cứu người, cũng vẫn cần sự tự nguyện tham gia của người dùng thì mới được tiến hành. Đó là những yêu cầu sơ đẳng của đạo đức khoa học.
Rõ ràng việc sử dụng công nghệ trong giáo dục là một trào lưu không thể đảo ngược. Nhưng sử dụng nó ra sao để mang lại lợi ích cho người học, trong thế tôn trọng người học, thay vì các nhà quản lý hoặc các nhóm lợi ích lại là một câu chuyện rất khác.
Do đó, khi còn những tranh cãi không dựa trên bất cứ bằng chứng nào, cách tốt nhất là tiến hành thí điểm theo một quy trình khoa học chặt chẽ trên quy mô nhỏ, từ đó có cơ sở để mở rộng, thu hẹp hoặc điều chỉnh phù hợp.
PGS.TSNGÔ ANH TUẤN (viện trưởng Viện sư phạm kỹ thuật - Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM):
Nên thử nghiệm với học sinh cấp học cao
Ảnh: H.Hương
Việc ứng dụng công nghệ để hỗ trợ quá trình dạy học là cần thiết và có thể áp dụng cho nhiều lứa tuổi.
Tuy nhiên để áp dụng hiệu quả công nghệ dạy học (CNDH) cần phải hiểu rõ về nó.
CNDH gồm có hai phần: phần mềm và phần cứng. Phần mềm là những biện pháp khoa học được tổ chức theo các quy trình làm cho quá trình nhận thức của người học tốt hơn thông qua các kịch bản sư phạm, các hình thức tương tác giữa thầy và trò, cách truyền thông điệp hiệu quả, cách tổ chức và quản lý quá trình dạy học...
Phần cứng là các phương tiện, thiết bị hỗ trợ quá trình dạy học đã được thiết kế bởi phần mềm.
Nó chính là công cụ hỗ trợ cho sự tương tác của thầy và trò và là đòn bẩy kích thích học sinh huy động các giác quan vào quá trình học tập.
Thiết bị công nghệ không phải là chìa khóa vạn năng. Tùy theo nội dung dạy học, tính chất của môn học và đặc điểm của học sinh mà thiết bị công nghệ mới phát huy hiệu quả (các yếu tố này nằm trong phần mềm của CNDH).
Các thiết bị công nghệ nếu không sử dụng đúng sẽ gây ra nhiều hậu quả. Đối với giáo viên, nó làm cho người dạy bị lệ thuộc vào thiết bị, không nhớ bài và phó mặc quá trình học tập cho sự tương tác giữa người học và thiết bị...
Đối với học sinh, nó làm cho người học sau khi thỏa mãn tính tò mò cảm thấy bối rối, dễ đi lệch hướng dẫn đến chán nản và phát triển nhân cách lệch lạc...
Theo tôi, CNDH ở nước ta chưa phát triển và chưa có những nghiên cứu khoa học mang tính hệ thống, cần phải có một kế hoạch tổng thể ứng dụng CNDH vào giảng dạy. Tốt nhất nên thử nghiệm với các học sinh ở cấp học cao hơn rồi rút kinh nghiệm áp dụng cho các lớp tiểu học. Chưa nên thử nghiệm ngay ở các lớp 1, 2, 3 vì các đặc điểm nhận thức và tâm sinh lý của các em khiến cho việc áp dụng CNDH khó hơn nhiều so với các bậc học khác.
H.H ghi
BÌNH LUẬN HAY
Tặng sao
Chuyển sao tặng cho thành viên
Hoặc nhập số sao
Bạn đang có: 0 sao
Số sao không đủ. Nạp thêm sao
Tặng sao thành công
Bạn đã tặng 0 Cho tác giả
Tặng sao không thành công
Đã có lỗi xảy ra, mời bạn quay lại bài viết và thực hiện lại thao tác
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Tin cùng chuyên mục
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Số sao có thêm 0
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Thông tin của bạn
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Thông báo
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Mã xác nhận không đúng.
Nhập mã xác nhận
Vui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận