Phóng to |
Ông Tô Văn Cắm, một trong 34 chiến sĩ đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, nghẹn ngào bên bức chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ảnh: Mai Vinh |
Ở một huyện vùng sâu như Đạ Tẻh (Lâm Đồng) thì tin buồn ấy phải đến sáng 5-10 mới đến được. Ông Tô Đức Tuân, con trai của ông Cắm, kể: “Khi tôi cho ông cụ nghe tin Đại tướng đã từ trần, ông cụ nói chỉ vỏn vẹn như thế rồi lặng thinh, mắt ngân ngấn nước. Lát sau bố gượng khỏi giường, tự tay giặt khăn lau lại bức chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp để trang trọng trên đầu tủ cùng những bức ảnh kỷ niệm thời lính của bố”.
Giữa trưa, ông Cắm nói ông Tuân chuẩn bị đưa bố đi viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Tuân chỉ biết lắc đầu: “Xa lắm bố, nhà mình đâu có điều kiện”. Ở tuổi 92, ông Cắm không còn minh mẫn để nhớ rõ về những ngày đầu tiên ở Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Giữa dòng ký ức chắp nối ông Cắm bảo: “Trước khi gia nhập vào đội, tôi và những người bạn cùng lứa tuổi đã yêu mến anh Văn vì tính anh gần gũi, coi anh như anh cả trong nhà. Anh đối đãi với người Tày, Nùng, Mông, Dao hết sức tử tế. Chúng tôi vào đội phần nhiều vì quý tấm lòng của anh như người dân ở quanh khu rừng Trần Hưng Đạo”. Ông Cắm mồ côi cha năm vừa lên 6 tuổi nên thời gian cùng ăn ở, chiến đấu đã khiến ông Cắm thương người chỉ huy Võ Nguyên Giáp như cha mình. Ông kể: “Anh dạy cho tôi và đồng đội những chữ viết đầu tiên, cách ăn ở sao cho vừa lòng đồng bào người Mông, Thái, Tày, Nùng. Anh dặn chúng tôi muốn chiến đấu trong lòng dân thì phải làm cho dân thương như con cái trong nhà, thấy đứa nào vô lễ với dân là anh bắt phạt. Tôi coi anh như bố dù anh lớn hơn tôi chỉ 10 tuổi, anh nghiêm khắc mấy tôi cũng không dám giận”.
Có lần ông Cắm bị mật thám truy đuổi trong rừng. Khi về đội, ông Cắm kể lại cho người chỉ huy Võ Nguyên Giáp. Kể rồi ông Cắm đòi giữa đêm sẽ đột nhập nhà tên mật thám giết cả gia đình để “cảnh cáo”. Vừa dứt lời, ông bị chỉ huy Võ Nguyên Giáp phạt mà chưa kịp hiểu nguyên nhân. “Anh gọi cả đội lại chứng kiến tôi bị phạt rồi ôn tồn bảo không được giết hại kẻ thù vì lòng căm tức cá nhân. Làm như vậy là bất nhân như kẻ thù, làm mất lòng tin của người dân, làm hại tổ chức”.
Chiến đấu bên cạnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp khoảng ba tháng thì ông Cắm chuyển sang đội khác. Đến tháng 9-1945 ông theo đoàn quân “Nam tiến” đến chiến đấu tại thị xã Rạch Giá (Kiên Giang), bị thương nặng tại đây và được cho giải ngũ. Tuy nhiên đến năm 1947, khi Pháp tấn công Bắc Kạn, ông Cắm lại lên đường nhập ngũ. Ông Cắm nhắc lại: “Chẳng ai ép một bệnh binh lên đường chiến đấu nhưng nghĩ đến anh Văn năm xưa dặn mình phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ Tổ quốc”.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tổ chức 2 ngày quốc tang Đại tướng Võ Nguyên GiápĐại tướng Võ Nguyên Giáp 102 mùa xuân cuộc đờiHuyền thoại mùa thuĐề nghị thành lập Bảo tàng Võ Nguyên GiápChúc thọ Đại tướng Võ Nguyên GiápTriển lãm ảnh Đại tướng Võ Nguyên GiápĐại tướng Võ Nguyên Giáp và người vợ liệt sĩ Nguyễn Thị Quang TháiTặng tỉnh Quảng Bình tượng Đại tướng Võ Nguyên GiápXem ảnh đời thường Đại tướng Võ Nguyên GiápCuộc đời đại tướng qua ảnh
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận