4 lãnh đạo 2 Ngân hàng ACB và Eximbank từ nhiệmBắt trùm lừa đảo chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng
Ông Trần Xuân Giá (73 tuổi) - nguyên là bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Phóng to |
Ông Trần Xuân Giá - Ảnh: Tuổi Trẻ |
Cùng với tội danh trên, các ông Trịnh Kim Quang (58 tuổi); Lê Vũ Kỳ (56 tuổi), cùng nguyên là phó chủ tịch HĐQT ACB, và ông Phạm Trung Cang (58 tuổi), nguyên phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Eximbank, cũng bị khởi tố.
Các bị can này được cho tại ngoại nhưng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú.
Đại tá Nguyễn Đức Thịnh, cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ thông báo cơ quan cảnh sát điều tra đang thụ lý điều tra vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại TP.HCM và Hà Nội.
Quá trình điều tra đã xác định bị can Huyền Như có hành vi lừa đảo chiếm đoạt của Ngân hàng ACB gần 718,9 tỉ đồng.
Đại tá Thịnh cho biết để xảy ra hậu quả thiệt hại này có hành vi cố ý làm trái của một số cá nhân nguyên là lãnh đạo Ngân hàng ACB đã ra chủ trương để Ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền Việt và USD vào 29 ngân hàng để hưởng lãi suất cao hơn trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Trong đó có việc gửi tiền vào Viettinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh Hồ Chí Minh để hưởng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7 đến 8%/năm và bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt gần 718,9 tỉ đồng.
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ thu thập được và xác định của Ngân hàng Nhà nước cho thấy có đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên ngày 20-8-2012, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lý Xuân Hải (nguyên tổng giám đốc ACB) về tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Đức Kiên về tội danh trên.
Đại tá Thịnh nhấn mạnh Thủ tướng đã chỉ đạo rất chặt chẽ, đặc biệt là điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định chính sách tiền tệ.
“Đại gia chứng khoán” một thời Bà Huỳnh Thị Huyền Như - 33 tuổi, nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Vietinbank, người vừa bị khởi tố và bắt tạm giam về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” - từng nổi lên như một trong những đại gia trong giới kinh doanh cổ phiếu OTC những năm 2007-2008. Theo một số người môi giới OTC, vào thời điểm cổ phiếu MB và EIB vẫn đang là những mặt hàng “nóng” nhất trên thị trường OTC vào giữa năm 2009, bà Như là một trong số ít người có thể thực hiện các giao dịch làm thay đổi chiều hướng giá của các cổ phiếu này. Tuy nhiên, kể từ khi thị trường OTC rơi vào cảnh ảm đạm chung của thị trường chứng khoán, bà Như chuyển sang chơi cổ phiếu niêm yết và bất động sản. Là trưởng phòng giao dịch một ngân hàng lớn, có chân trong hội đồng quản trị của ORS và có mối quan hệ tình cảm “mật thiết” với giám đốc chi nhánh một ngân hàng, bà Như nghiễm nhiên trở thành khách VIP tại một số công ty chứng khoán. Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm, các khoản thua lỗ ngày càng lớn, bà Như đã xoay tiền thông qua các mối quan hệ và bắt đầu trượt dài trên con đường lừa đảo. |
Việc khởi tố không ảnh hưởng tới hoạt động ACB Chiều 27-9, tại phiên họp báo thường kỳ tháng 9 của Chính phủ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã thông tin thêm về vụ án. Ông Đam khẳng định đây là một trong các hoạt động nhằm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng. Việc khởi tố được tiến hành với những người đã từ nhiệm khỏi vị trí lãnh đạo ACB nên không ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng này. Trả lời Tuổi Trẻ về nhận diện các thủ đoạn nhằm thâu tóm ngân hàng, ông Vũ Đức Đam cho biết thủ đoạn nhằm thâu tóm ngân hàng có rất nhiều... dần dần có thể thấy qua từng vụ án. Ông Đam khẳng định không có vùng cấm nhằm làm trong sạch hệ thống ngân hàng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận