Cô Sara Roberts quỳ trò chuyện với học sinh - Ảnh: V.H.Q. |
Không ai nghe rõ câu chuyện giữa hai cô trò nhưng nhiều ánh mắt của các phụ huynh cũng như tôi vừa ngạc nhiên vừa xúc động.
Cô là Sara Roberts, tư vấn học đường khối tiểu học Trường quốc tế Mỹ. Cô bảo: “Tôi luôn cố gắng hết sức để đối xử công bằng và có những tiếp xúc bằng ánh mắt với học sinh mỗi khi có thể”.
Cô lý giải thêm, thông thường có một sự phân chia về quyền hành giữa người lớn và trẻ nhỏ. Người lớn thường là người nắm quyền và có nhiều kiểm soát hơn trẻ, đặc biệt khi đứa trẻ rất nhỏ. Khi đối xử bình đẳng với trẻ, bạn đã đánh mất sự phân chia quyền lực và tăng cường mối liên kết của bạn với trẻ.
Về bản chất, bạn đang nói với đứa trẻ rằng: “Lời nói của bạn có giá trị với tôi và tôi muốn nghe bạn nói”. Điều này rất có giá trị với đứa trẻ và có thể xây dựng nên sự tự tin, lòng tự trọng và lòng tin. Tất cả những yếu tố này tạo nên sự thành công chung cho đứa trẻ. Mục tiêu là cho mọi người, lớn hay nhỏ, nhận ra được rằng họ có giá trị.
Tôi nhớ lại chuyện của con trai mình dịp Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 năm ngoái. Mẹ mua hoa đưa cho bé mang vào tặng cô giáo chủ nhiệm - một cô giáo khác đến từ nước Mỹ.
Ở giữa sân trường đông đúc, khi cậu trao hoa cho cô, cô đã quỳ xuống nhận hoa và ôm cậu bé vào lòng.
Thấy tôi cứ hỏi han và bâng khuâng về hình ảnh ấy, cậu bé 5 tuổi bảo: “Cô vẫn thường quỳ xuống nói chuyện với con vậy mà ba”.
Thầy hiệu trưởng quỳ trao bằng cho học sinh - Ảnh: P.Linh |
2 Chị Phương Linh, một phụ huynh có con từng học ở Trường quốc tế Canada, kể:
“Lần đầu tiên được mời đi dự lễ bế giảng chỉ dành riêng cho học sinh khối mẫu giáo tôi đã rất ngạc nhiên, nhưng ngạc nhiên hơn là khi thầy hiệu trưởng trao bằng “tốt nghiệp lớp mẫu giáo bé” cho các em.
Thầy chậm rãi đi lên sân khấu, rồi thầy từ tốn quỳ một chân xuống, chờ các em lên nhận bằng... Thầy đã quỳ như thế suốt thời gian trao bằng cho các em, bắt tay và nói với các em một điều gì đó.
Rồi con tôi lên lớp mẫu giáo lớn, lớp 1, tổng kết cuối năm thầy vẫn quỳ như thế...
Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh lần đầu tiên con tôi tự hào, dõng dạc lên nhận bằng như một người lớn đích thực và cảm giác khi thấy thầy hiệu trưởng quỳ trên sân khấu trao bằng cho con tôi. Đây là cảm giác đi từ ngạc nhiên rồi vỡ òa sự thán phục và nể trọng”.
Trẻ nhỏ như những trang giấy trắng, hình ảnh đẹp của thầy cô như thế chắc hẳn sẽ còn lưu mãi trong tâm hồn các em...
Tuần qua, chuyên mục “Giáo dục dưới mắt mọi người” và “Câu chuyện giáo dục” đã nhận được bài viết của các tác giả: Hồng Phinh Nguyễn, Nguyễn Văn Toàn, Phương Linh, H.N.L. (Hà Nội); Nguyễn Thế Lượng (Phú Thọ); Nguyệt Hằng (Thanh Hóa); Đỗ Thành Đồng (Quảng Bình); Nguyễn Văn Hùng (Huế); Nguyễn Văn Tú, Thu Thủy (Đà Nẵng); Võ Văn Linh, Tam Giang (Quảng Nam); Lê Thị Hoa Phượng, Nguyễn Thị Bích Nhàn (Phú Yên); Nguyễn Hoàng Chương (Lâm Đồng); Ngọc Uyên (Ninh Thuận); Thương Hoài, Phan Tuyết, Trần Ngọc Đức Anh, Võ Thị Lệ Hằng (Bình Thuận); Đào Hồng Khởi (Đồng Nai); Nguyễn Thị Thùy Hương (Bình Dương); Đặng Trung Thành, Hồ Thanh Tâm, Trần Ninh, Trịnh Minh Giang, Phạm Kim Sơn, Trần Văn Tám, Trần Thị Kim Anh, Võ Thị Phước, Lê Thị Thu Hương, Lê Phương Trí (TP.HCM); Nguyễn Hữu Nhân (Đồng Tháp); Nguyễn Thành Công (Bạc Liêu), cùng các tác giả Dương Kim Thoa, Nguyễn Quế Diệu, Nguyễn Công Khanh, N.H.T., Anh Dũng, Nguyễn Đông, Thái Minh, Nguyễn Thanh Thúy, Hoàng Hạc, N.Hùng, Thu Phương, Thanh Lam Đỗ, Thanh Phương, Thanh Châu, Nguyễn Minh Hải, M.Hường, N.P.L....
Mời bạn đọc tiếp tục gửi bài về cho hai chuyên mục qua địa chỉ email giaoduc@tuoitre.com.vn hoặc trực tiếp đến tòa soạn báo Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM). |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận