10/02/2025 16:54 GMT+7

Hoàn tất báo cáo tiền khả thi 4 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM từ cơ chế Nghị quyết 98

Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã hoàn thành báo cáo tiền khả thi 4 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM là quốc lộ 1, 22, 13 và trục Bắc - Nam, trình UBND TP.HCM xem xét, thẩm định.

Hoàn tất báo cáo tiền khả thi 4 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM: Quốc lộ 13, 22, 1 và trục Bắc Nam - Ảnh 1.

Quốc lộ 13 là một trong các dự án BOT đường hiện hữu được TP.HCM chú trọng triển khai - Ảnh: CHÂU TUẤN

Ngày 10-2, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết báo cáo tiền khả thi của 4 dự án BOT mở rộng đường cửa ngõ tại TP.HCM nêu trên đã được hoàn thiện.

Theo đó, các dự án này được triển khai dựa trên nghị quyết 98, các cơ chế và chính sách phát triển đặc thù của TP.HCM. Trong đó, được HĐND TP ban hành danh mục dự án được nâng cấp, mở rộng đường hiện hữu theo loại hợp đồng BOT.

Cả 4 dự án đều thuộc nhóm A ưu tiên và được đánh giá rất cấp thiết để xây dựng, vì là lối cửa ngõ thành phố (kết nối liên vùng, phát triển mọi mặt giao thương, kinh tế và xã hội), hiện có lượng lớn xe cộ đi lại mỗi ngày nhưng hạ tầng phát triển chưa tương xứng, thường xuyên ùn tắc. 

Tổng vốn để làm 4 dự án khoảng 58.400 tỉ đồng.

Cụ thể, dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 13 (từ cầu Bình Triệu đến cầu Vĩnh Bình) ở TP Thủ Đức: Tổng mức đầu tư khoảng 21.724 tỉ đồng, bao gồm lãi vay. Nguồn vốn nhà nước hơn 14.700 tỉ đồng (68%), vốn huy động khoảng 7.017 tỉ đồng (32%).

Thời gian làm từ 2025 -2028. Còn thời gian dự kiến thu phí khoảng 21 năm 4 tháng.

Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 22 (từ nút giao An Sương đến đường vành đai 3) ở quận 12, Hóc Môn: Tổng mức đầu tư 10.045 tỉ đồng. Vốn nhà nước hơn 6.234 tỉ đồng (9,6%), vốn nhà đầu tư huy động khoảng 4.217 tỉ đồng (hơn 40,3%).

Thời gian dự kiến làm dự án trong giai đoạn năm 2024-2028, thời gian thu phí khoảng 23 năm 10 tháng.

Hoàn tất báo cáo tiền khả thi 4 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM: Quốc lộ 13, 22, 1 và trục Bắc - Nam - Ảnh 2.

Những cửa ngõ được đề xuất ưu tiên nâng cấp, mở rộng hiện đã quá tải, kẹt xe thường xuyên - Ảnh: CHÂU TUẤN

Dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 1 (từ đường Kinh Dương Vương đến ranh tỉnh Long An), quận Bình Tân và huyện Bình Chánh: Tổng mức đầu tư hơn 16.270 tỉ đồng (đã bao gồm lãi vay). Trong đó, vốn ngân sách TP khoảng 9.611 tỉ đồng (59%) và vốn huy động nhà đầu tư khoảng 6.659 tỉ đồng (41%)

Dự án được đầu tư và làm trong giai đoạn 2025-2028, thời gian thu phí khoảng 21 năm 10 tháng.

Cuối cùng là dự án nâng cấp trục đường Bắc - Nam (từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức - Long Thành), quận 7 và huyện Nhà Bè: Tổng mức đầu tư 9.894 tỉ đồng. Vốn ngân sách là 4.679 tỉ đồng (47%), vốn nhà đầu tư 5.214 tỉ đồng (53%).

Thời gian đầu tư dự án giai đoạn 2025-2028, thời gian thu phí dự kiến trong khoảng 22 năm 1 tháng.

Lợi thế đầu tư theo hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao)

Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, 4 dự án nêu trên đều có quy mô đầu tư lớn. Trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn ngân sách thành phố còn khó khăn, việc đầu tư dự án theo phương thức đối tác công tư, loại hợp đồng BOT là phù hợp nhất.

Phương thức đối tác công tư có hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước sẽ giảm gánh nặng từ nguồn vốn đầu tư công trong điều kiện còn khó khăn và tranh thủ được nguồn lực tài chính từ nhà đầu tư. Sau thời gian thu hồi vốn, dự án sẽ được chuyển giao cho nhà nước.

Đồng thời, tận dụng được thế mạnh về công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ khối tư nhân. Trường hợp áp dụng hình thức đầu tư công sẽ khó có thể cân đối đủ nguồn lực nhà nước…

Hoàn tất báo cáo tiền khả thi 4 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM: Quốc lộ 13, 22, 1 và trục Bắc Nam - Ảnh 3.Chuẩn bị kỹ để triển khai nhanh 5 dự án BOT mở rộng cửa ngõ TP.HCM

Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM Trần Quang Lâm nhấn mạnh cần chuẩn bị kỹ để triển khai nhanh 5 dự án BOT mở rộng cửa ngõ TP.HCM tại hội nghị chiều 20-12.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên