08/12/2020 10:53 GMT+7

Hiệp hội dệt may và da giày VN kiến nghị Chính phủ bảo vệ quyền lợi trước nguy cơ bị áp thuế

TRẦN VŨ NGHI
TRẦN VŨ NGHI

TTO - Ngành dệt may và da giày, túi xách của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị thiệt hại nặng khi Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ khởi động điều tra theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại Hoa Kỳ.

Hiệp hội dệt may và da giày VN kiến nghị Chính phủ bảo vệ quyền lợi trước nguy cơ bị áp thuế - Ảnh 1.

Một cơ sở sản xuất hàng dệt may - Ảnh: T.V.N

Liên minh Hiệp hội gồm Hiệp hội Dệt may Việt Nam cùng Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam vừa có kiến nghị khẩn gởi Thủ tướng Chính phủ, về việc Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) khởi động điều tra theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại Hoa Kỳ có thể mở đường cho việc áp các loại thuế trừng phạt mới đối với hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ từ Việt Nam, trong đó có hàng dệt may và giày dép.

Đồng ký tên trong kiến nghị là chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) và Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam (Lefaso). Cả hai hiệp hội ngành hàng là nhà cung cấp hàng may mặc, giày dép lớn thứ hai hiện nay vào Mỹ. 

Theo Liên minh Hiệp hội, sau khi nhận được thông tin trên, cả Vitas và Lefaso đã làm việc ngay với Hiệp hội Giày dép và may mặc Hoa Kỳ (AAFA), cùng Hiệp hội Phân phối bán lẻ giày dép Hoa Kỳ (FDRA) về việc này.

Do tầm ảnh hưởng quan trọng của nguồn cung giày dép và hàng may mặc từ Việt Nam, và theo xác nhận của Liên minh Hiệp hội, "cả AAFA và FDRA đều đã kiến nghị tới USTR cân nhắc để không gây thêm gián đoạn về chuỗi cung ứng".

Theo đó, AAFA cho rằng Việt Nam là một đối tác thương mại quan trọng đối với ngành công nghiệp may mặc, giày dép của Hoa Kỳ và ngày càng trở nên quan trọng hơn khi các doanh nghiệp của Mỹ đang thực hiện chiến dịch đa dạng hóa và thoát ly Trung Quốc. 

Việc áp đặt các mức thuế trừng phạt mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam sẽ gây ra sự gián đoạn vô cùng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến đầu tư và làm tăng giá, ảnh hưởng đến người tiêu dùng Mỹ, cũng như gia tăng chi phí cho chuỗi cung ứng hỗ trợ trực tiếp cho hàng triệu lao động Mỹ.

Riêng quan điểm của FDRA còn hướng về việc những doanh nghiệp của Mỹ chuyển sang sản xuất tại Việt Nam có nguy cơ đối mặt với việc bị áp thuế, nếu USTR khởi động điều tra mục 301 nói trên, và chỉ làm "tăng thêm chi phí, thậm chí dẫn đến khủng hoảng của các công ty giày dép của Hoa Kỳ".

Không chỉ tái khẳng định "tình hình khẩn cấp", Liên minh Hiệp hội còn đề nghị Chính phủ có những chỉ đạo chặt chẽ từ các Bộ, ngành liên quan với các hiệp hội ngành hàng, để có phương án tốt nhất nhằm bảo vệ quyền lợi của ngành dệt may và da giày trước nguy cơ thiệt hại nhiều mặt khi bị áp thuế.

Dự kiến phiên điều trần sẽ diễn ra tại Mỹ vào ngày 29-12 với sự tham gia của các bên liên quan.

Đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp dệt may da giày tận dụng hiệu quả các FTA Đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp dệt may da giày tận dụng hiệu quả các FTA

Để tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, việc kết nối, liên kết để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu chuõi và các tập đoàn đa quốc gia có chiến lược nội địa hóa.

TRẦN VŨ NGHI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên