Đường Nguyễn Kiệm và đường Nguyễn Thái Sơn kẹt xe kéo dài hơn một giờ - Ảnh tư liệu |
Tác giả Đặng Như Ý mong nhận được những ý kiến phản biện từ bạn đọc Tuổi Trẻ Online cũng như từ các cơ quan chức năng với mong muốn góp phần giảm nạn kẹt xe.
Tuổi Trẻ Online xin đăng nguyên văn các giải pháp mà bạn Như Ý đề xuất.
Qua tìm hiểu phương thức để giảm xung đột các dòng xe lưu thông tại vòng xuyến (áp dụng tại ngã tư, ngã năm, ngã sáu…), tôi xin nêu ra một giải pháp mà cá nhân cho rằng rất khả thi nhằm giúp giảm thiểu vấn nạn kẹt xe hiện nay tại các thành phố lớn.
Để dễ hình dung, tôi mô tả thực trạng quá trình lưu thông tại vòng xuyến như sau (xem sơ đồ 1):
Sơ đồ 1: Thực trạng lưu thông qua vòng xuyến của các phương tiện |
Khi đến ngã tư có vòng xuyến, các phương tiện sẽ có bốn hướng di chuyển: rẽ phải, đi thẳng, rẽ trái và quay đầu.
Ở đây, hướng rẽ phải là khá dễ giải quyết nên tôi không đưa vào sơ đồ, và do có sử dụng đèn tín hiệu nên xem như ở đường số 2, 2’ các phương tiện dừng chờ tín hiệu.
Như vậy, sơ đồ 1 sẽ chỉ thể hiện ba hướng di chuyển từ đường số 1 và số 1’.
- Trên đường số 1, ở làn S phương tiện di chuyển theo hướng đi thẳng, xuất phát từ điểm A sang điểm B. Ở làn L, phương tiện di chuyển theo hai hướng là rẽ trái và quay đầu, xuất phát từ điểm A sang điểm C và D.
- Trên đường số 1’, ở làn S, phương tiện di chuyển theo hướng đi thẳng, xuất phát từ điểm E sang điểm D. Ở làn L, phương tiện di chuyển theo hai hướng là rẽ trái và quay đầu, xuất phát từ điểm E sang điểm F và B.
- Các phương tiện trên đường số 1 và 1’ sẽ di chuyển cùng lúc theo tín hiệu đèn giao thông, do đó có thể xảy ra các điểm xung đột trong vòng xuyến, cụ thể ở đây là năm điểm: X1, X2, X3, X4, X5 (Đây là một trong các nguyên nhân chính gây ùn tắc trong vòng xuyến).
- Thực tế các điểm xung đột này rất khó giải quyết bằng đèn tín hiệu do các phương tiện có quãng đường và thời gian di chuyển trong vòng xuyến quá nhiều.
Trong thực tế có nhiều nguyên nhân gây ùn tắc như xe hư hỏng, không tuân thủ tín hiệu, đi sai làn…
Tuy nhiên, tôi cho rằng một vấn đề rất quan trọng là khâu thiết kế, phân làn, quy định hướng di chuyển.
Theo lý luận của tôi thì giảm số điểm xung đột, giảm quãng đường phương tiện lưu thông trong vòng xuyến và tăng lưu lượng (số lượng phương tiện/h) sẽ giảm được ùn tắc.
Do đó tôi đưa ra giải pháp như sau:
1- Thu hẹp diện tích vòng xuyến. Cụ thể, thu hẹp đường kính vòng xuyến từ 70m xuống còn 5m. Điều này sẽ giúp các phương tiện đi thẳng nhanh hơn, lượng phương tiện lưu thông cùng lúc được nhiều hơn đồng thời có thêm diện tích để phân lại làn đường.
2- Phân lại làn đường và sử dụng đèn tín hiệu cho hướng rẽ trái và quay đầu. Điều này giúp rút ngắn quãng đường và thời gian di chuyển của phương tiện theo vòng xuyến, đồng thời xóa các điểm xung đột.
Ở sơ đồ 2 có thể thấy chỉ còn hai điểm xung đột (X1’, X2’), tuy nhiên hai điểm này có thể giải quyết một cách dễ dàng bằng đèn tín hiệu rẽ trái và quay đầu.
Sơ đồ 2: Giải pháp giảm kích thước vòng xuyến, phân làn và bổ sung đèn tín hiệu |
Để có cơ sở lựa chọn giải pháp, tôi đưa ra bảng so sánh lợi ích của việc áp dụng giải pháp mới so với thực trạng như sau:
Bảng so sánh lợi ích |
Tóm lại, trên đây chỉ là ý kiến phân tích của cá nhân và là giải pháp ngắn, trung hạn.
Tôi rất mong các cơ quan chuyên trách xem xét và áp dụng để góp phần giảm thiểu vấn nạn kẹt xe đang trầm trọng hiện nay.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận