Qua khai thác bệnh sử, người nhà cho hay hơn một tháng trước, bé đang chơi một mình đột nhiên ho sặc sụa, tím tái. Cha mẹ đưa bé đi cấp cứu. Sau đó, bé bị viêm phổi kèm suy hô hấp ngày càng nặng. Một tháng điều trị nhưng không cải thiện, bé chụp CTScan ngực nghi ngờ có dị vật đường hô hấp nên được chuyển viện.
Kết quả nội soi đúng như chẩn đoán: bé bị dị vật bít tắc đường khí - phế quản. Các bác sĩ gắp ra một hạt mãng cầu gai nằm ngay ngã ba chỗ nối giữa khí - phế quản, làm bít tắc gần như đường thông khí phổi bên phải của bé.
Bác sĩ tai mũi họng Nguyễn Tường Thi, người nội soi chính cho bé, cho biết các trường hợp dị vật đường thở như vậy rất thường gặp ở trẻ và một số trường hợp dễ bị chẩn đoán sang hướng viêm phổi nếu không khai thác rõ bệnh sử. Trẻ thường có thói quen ngậm thức ăn, đồ chơi hoặc nhặt thức ăn, hạt trái cây cho vào miệng. Khi người nhà phát hiện, la bé hoặc bé cười to, hít sâu thì dị vật lọt vào đường thở gây nên hội chứng xâm nhập ở trẻ: trẻ lập tức lên cơn ho sặc sụa dữ dội, kèm khó thở, khi thở vào có tiếng rít, co kéo các cơ hô hấp, tím tái vã mồ hôi...
Trường hợp nặng trẻ có thể có rối loạn cơ tròn: tè dầm, ị đùn... Đây là bệnh cảnh điển hình của dị vật lọt vào đường thở gây nên phản xạ co thắt bảo vệ đường hô hấp của cơ thể nhằm tống dị vật ra ngoài. Nếu không cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong trước khi đến bệnh viện.
Do đó khi trẻ bị mắc dị vật đường thở, người nhà phải thật bình tĩnh, nhanh chóng xử trí một phần để trẻ không bị ngạt thở. Nếu trẻ nói được, khóc được thì đưa trẻ đến ngay bệnh viện để khám và gắp dị vật ra. Nếu trẻ khó thở nặng, tím tái, vật vã, hôn mê, người lớn cần vỗ lưng, ấn ngực để tạo áp lực giúp trẻ ói, ho, đẩy bật dị vật ra khỏi chỗ kẹt để trẻ thở được và sau đó đưa trẻ đi cấp cứu ngay.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận