Sẽ đánh giá kết quả tổng thể việc đổi giờXáo trộn do tan học lúc trời tối mịtHà Nội vẫn tắc đường
Phát biểu tại hội nghị đánh giá kết quả ban đầu sau năm ngày áp dụng đề án đổi giờ học, giờ làm tại Hà Nội do Sở GTVT Hà Nội tổ chức chiều 6-2, ông Huỳnh Tấn Nam - đại diện Phòng CSGT Công an Hà Nội - cho biết sau năm ngày đổi giờ, tình hình giao thông đầu buổi sáng và trưa đã không còn xảy ra ùn tắc hoặc ùn tắc cấp độ nhẹ. Tuy nhiên buổi chiều vẫn ùn tắc khác với quy luật thông thường.
Theo ông Nam, những tuyến trước đây không xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông nhưng nay xuất hiện như đường Thụy Khuê, Nguyễn Trường Tộ, Phương Mai, Lý Thái Tổ, Phan Đình Phùng…
Ông Nam cho hay việc bố trí các ca vào và tan học của các trường tiểu học, THCS gần nhau nên phụ huynh chở con tới lớp và đến đón con cùng lúc tăng lên tại các điểm trước cổng trường, ngoài ra khu vực có các trường liền kề nhau nên lượng xe tăng vọt, gây ra ùn ứ.
Còn quá sớm để đánh giá
Thượng tá Phạm Văn Thời - phó trưởng Công an quận Hoàn Kiếm, cho biết sau năm ngày thực hiện phương án đổi giờ, các tuyến đường trên địa bàn quận như Nguyễn Khuyến, Lê Duẩn, Hàng Đậu, Yên Phụ, cầu Chương Dương… lưu lượng giao thông đã giảm, tuy nhiên chưa rõ liệu có phải hoàn toàn do hiệu quả của phương án đổi giờ mang lại hay không.
Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện, lượng SV của một số trường ĐH, lượng công nhân, lao động thời vụ tại các khu công nghiệp, công trường xây dựng chưa về Hà Nội đông đủ, còn quá sớm để khẳng định hiệu quả của phương án đổi giờ.
Đại diện quận Ba Đình cho rằng theo ghi nhận mấy ngày qua đường phố có vắng hơn, nhưng kết quả đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như việc quyết liệt dẹp tình trạng đỗ xe dưới lòng đường, trên vỉa hè, cấm xe tải, ổn định giờ hoạt động của taxi… chứ không phải chỉ là do đổi giờ.
Phóng to |
Mặc dù việc thay đổi giờ làm việc tại Hà Nội đã đi vào thực tiễn, tuy nhiên tình trạng giao thông vẫn chưa được cải thiện nhiều (ảnh chụp tại ngã tư Láng Hạ - Lê Văn Lương) - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Phát sinh chi phí
“Từ khi áp dụng đổi giờ, nhiều gia đình không còn cảnh quây quần đầm ấm bên nhau trong bữa cơm tối, một bữa cơm mà chia ra hai, ba lần…”. |
Ngoài ra ông Nhật cho biết áp dụng đổi giờ còn khiến lượng điện thắp sáng, nước, giờ làm ngoài giờ của giáo viên tại các trường phát sinh.
Trong lúc đó TS Lê Anh Sắc - đại diện Trường đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội - phản ảnh trụ sở và các trung tâm liên kết của trường đều nằm trọn trong phạm vi áp dụng đổi giờ, do vậy việc điều chỉnh giờ ảnh hưởng tới quy trình đào tạo và cuộc sống của hơn 3 vạn học sinh và gần 1.000 giáo viên của trường.
Theo ông Sắc, khoảng cách giãn cách giữa ba ca học theo phương án đổi giờ rất ít, buộc trường phải khai thác liên tục, tối đa cơ sở vật chất dẫn tới tăng lên khoảng 30% chi phí. “Trường không thể trích tiền lương giáo viên để bù vào chi phí trội lên này được”, ông Sắc nói.
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng thừa nhận chỉ mới qua năm ngày là còn quá sớm để đánh giá một đề án lớn như đổi giờ. Ông Hùng cho biết sẽ tổng hợp các ý kiến từ các sở, ngành về những khó khăn, vướng mắc phát sinh để báo cáo UBND thành phố có phương án điều chỉnh phù hợp, nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng tới đời sống người dân, đặc biệt là HSSV.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận