20/03/2015 06:00 GMT+7

Hà Nội có còn cây xanh?

VÕ HƯƠNG - TRÀ MY
VÕ HƯƠNG - TRÀ MY

TTO - "Tôi là cây khỏe mạnh, đừng chặt tôi" - là lời cầu xin thống thiết được dán trên nhiều cây xanh tại Hà Nội. Nhiều người bàng hoàng, Hà Nội có còn cây xanh?

Cây cổ thụ bị đốn hạ ở Hà Nội. Ảnh minh họa

Nhiều chia sẻ trên mạng xã hội Facebook phản đối gay gắt việc chặt hạ cây xanh hàng loạt tại Hà Nội. 

Tính đến ngày 19-3, đã có hơn 22.000 người like (thích) trang facebbook “6700 người vì 6700 cây xanh”. Đây là fanpage (https://www.facebook.com/manfortree) được lập nên sau khi có đề án về việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn TP. Hà Nội.

Những bài viết, bài báo, các bình luận cá nhân xung quanh việc thay thế cây xanh của Hà Nội liên tục được chia sẻ và nhận được rất nhiều lượt quan tâm lẫn bình luận, chia sẻ.

Nhiều người chung tay bảo vệ cây

Trang facebook này cũng đưa ra lời kêu gọi mọi người hãy cùng hành động để bảo vệ cây xanh ở Hà Nội. Những việc làm cụ thể là: thu thập 6.700 chữ ký vào bức thư ngỏ gửi Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, buộc ruy băng cho cây, đóng góp hình ảnh cho bộ phim tài liệu về cây, cập nhật thông tin về những cây bị đốn hạ, thực hiện tree hug…

Dương Ngọc Trà, một cô gái đến từ Đà Nẵng và đã sinh sống 7 năm ở Hà Nội là người đã lập nên fanpage này với mong muốn mọi người cùng chung tay bảo vệ cây xanh. Ngọc Trà cho biết bản thân mình rất đau xót trước việc cây xanh của TP.Hà Nội bị hạ hàng loạt như vậy.

>> Dương Ngọc Trà

Anh Lưu Dũng, một người dân Hà Nội chia sẻ bức ảnh những cái cây đang bị hạ trên đường Lê Duẩn cùng lời chia sẻ: Chặt tỉa cây yếu mục thì hợp lý thôi, nhưng việc chặt hàng loạt cây thì không hợp lý.

Chị Đào Thu Hường (Hà Nội) chia sẻ trên fanpage này và cả facebook cá nhân một bài viết khá dài với những phân tích, bình luận về cây xanh của thành phố.

Chị Hường viết: Những người đã gắn bó với Hà nội nhiều năm, đã lưu lại nhiều ký ức và kỷ niệm với những con đường và hàng cây này cảm thấy xót xa, như bị cắt bỏ đi một phần yêu thương của mình.

“Cây cong, cây xấu liệu có nên chặt bỏ không khi mà số lượng cây còn chưa đủ đáp ứng?”, chị Hường đặt câu hỏi.

Bạn đọc Lưu Dũng ghi lại hình ảnh cây bị chặt trên đường Lê Duẩn

Trước đó, nhà báo Trần Đăng Tuấn cũng đã gửi thư ngỏ của mình đến ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch UBNB TP.Hà Nội về vấn đề này.  

Ông Tuấn đưa ra những kiến nghị rất cụ thể là nên tạm dừng việc hạ chặt cây một thời gian để người dân tự kiểm tra có đúng 6700 cây đó là thuộc diện cần loại, thay hay không. Nếu không thoả đáng, người dân sẽ có ý kiến và Sở xây dựng cần có sự xem xét điều chỉnh lại danh mục cây cần loại.

Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook cho thấy các công nhân đang chặt cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh trưa 19-3 

Sau thư ngỏ này của ông Tuấn, ngày 18-3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu giám đốc Sở Xây dựng rà soát việc cải tạo, thay thế cây xanh trên địa bàn TP, đảm bảo theo đúng quy hoạch và yêu cầu quản lý, phát triển đô thị. 

Trên trang cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu cũng đặt ra nhiều câu hỏi về đề án hạ 6700 cây xanh của thành phố này.

Những câu hỏi của giáo sư Ngô Bảo Châu xoay quanh việc tại sao lại chặt nhiều cây cao, thẳng, khỏe mạnh? Tại sao phải có chiến dịch chặt cây khi phát triển thành phố đã có quy hoạch? Có ở đâu, nơi nào, khi nào người ta duy tu bảo trì cây xanh bằng cách chặt cây hàng loạt hay không? Cây mới trồng lại bao giờ mới lớn? Để chờ một có một hàng cây đồng bộ thẳng hàng, tổn thất cho dân là gì, có xứng đáng không?...

Không đốn hạ 6.700 cây xanh để kiếm chác

Ông Nguyễn Thế Thảo - chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định  như vậy. Ông cho rằng việc thông tin không đầy đủ của cơ quan liên quan đã khiến người dân hiểu rằng TP có chiến dịch chặt hạ hơn 6.000 cây xanh.

Theo ông Thảo, đề án chặt cây đó là từng bước thay thế những cây cỗi, cây đã già, sâu mọt, cong nghiêng, không đúng chủng loại...

"Việc thực hiện thay thế các cây này là chủ trương đúng đắn, được rất nhiều đơn vị ủng hộ. Hoàn toàn không phải là việc đấu thầu, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích”, ông Thảo nói.

>> Ông Nguyễn Thế Thảo

 

Nên đối thoại với dân trước khi làm

KTS Trần Huy Ánh cho rằng đối với những cây xấu, cây gây nguy hiểm thì việc bị đốn hạ sẽ không ai phản đối. Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc, khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng và có sự đối thoại với người dân về các loại cây định loại bỏ.

“Như thế sẽ tạo được sự đồng thuận cao hơn”, KTS Trần Huy Ánh nhận định.

>> KTS Trần Huy Ánh 

Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook phản đối việc chặt hạ cây xanh hàng loạt

Cần có nghiên cứu thận trọng hơn trước khi chặt và thay thế hàng loạt cây xanh trong thành phố, đó là nhận định của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, kiêm chủ tịch hội đồng Cây di sản Việt Nam. GS Đặng Huy Huỳnh nói:

>> GS Đặng Huy Huỳnh 

"Nếu như có thể thực hiện việc chặt cây theo lộ trình từng năm thì có lẽ sẽ hợp lý hơn", đó là chia sẻ của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, một người được gọi với cái tên trìu mến"nhà Hà Nội học". 

>> Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến

GS Đặng Huy Huỳnh nhận định, ở Hà Nội có những cây đã hàng trăm năm tuổi rồi và là nguồn tài nguyên rất quý.

“Những hàng cây này có giá trị về lịch sử, văn hóa và đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay thì việc hạ nhiều cây xanh cần phải tính toán kỹ hơn”, GS Đặng Huy Huỳnh nhận định.

>> GS Đặng Huy Huỳnh 

Về cách làm, GS Đặng Huy Huỳnh cho rằng nên có sự tham khảo ý kiến của cộng đồng và các nhà khoa học trước khi đưa ra quyết định hạ cây.

>> GS Đặng Huy Huỳnh 

Đồng tình với quan điểm này, KTS Trần Huy Ánh nói: Khi đối thoại sòng phẳng thì người dân sẽ thấy được tôn trọng và đồng thuận hơn.

>> KTS Trần Huy Ánh 

“Nói ví von thì cái cây cũng giống như con người, có lúc bệnh tật do thời tiết. Nếu nói rằng cây đó héo, cong quẹo hay hư hại thì phải có sự giám sát của cộng đồng và các nhà khoa học xem có đúng là như vậy không rồi mới hạ đi”, GS Đặng Huy Huỳnh kết luận.

Người Hà Nội đau

“Người Hà Nội đau”, nhà thơ Tân Linh, người đã có 25 năm gắn bó với Hà Nội chia sẻ với Tuổi Trẻ nỗi buồn của mình khi nghe tin hàng loạt cây xanh ở Hà Nội sẽ bị đốn hạ, thay thế. 

“Tôi có chung nỗi đau với những người dân của thành phố này khi những cây xanh bị hạ đi theo cách như thế…”, nhà thơ Tân Linh mở đầu câu chuyện.

>> Nhà thơ Tân Linh 

Theo nhà thơ Tân Linh, cây xanh Hà Nội không đơn thuần chỉ là những mảng xanh để lọc không khí mà còn là một nét văn hóa của thủ đô, những hàng cây gắn với bao thăng trầm lịch sử, gắn với ký ức và biết bao phận người nơi đây.

>> Nhà thơ Tân Linh 

Chia sẻ quan điểm này, kiến trúc sư (KTS) Trần Huy Ánh, hội viên Hội Kiến trúc Việt Nam cho rằng cây xanh Hà Nội đã là một phần của cuộc sống của cuộc sống đô thị.

“Cây xanh cũng phải vượt qua những khó khăn của thiên nhiên và sự tàn phá của con người để tồn tại cùng đời sống bấy lâu nay”, KST Trần Huy Ánh nói.

>> KTS Trần Huy Ánh 

“Chúng ta ứng xử không công bằng với cây”, nhà thơ Tân Linh chia sẻ thêm.

“Khi xây dựng hạ tầng cơ sở như ống dẫn nước, dẫn điện, cáp ngầm… đã làm đứt rễ và cây đổ là chuyện đương nhiên. Nếu bây giờ trồng cây mới mà lại ứng xử với cây như vậy thì trồng làm gì?”, nhà thơ Tân Linh đặt câu hỏi.

>> Nhà thơ Tân Linh 

Những hàng cây giữ ký ức

Tôi thích các gam màu xanh và yêu cây. Tôi có thể ngắm những hàng cây mà không rời mắt mình đi được, bất kể mùa nào, mùa xanh ngắt nhánh, mùa đầu cành bung nở hoa, mùa tàn thu phai lá, hay là mùa đông giá gầy thân.

Gần 5 năm ở Hà Nội, thứ giúp tôi sống cầm cự là những hàng cây. Trong nhiều phút giây, tôi đã tạm quên bụi tung đầy những con đường, khói xe khói khét khói thuốc lá... phả dầy ám đặc phố phường. Đến chán chường.

Dù chưa bao giờ nặng tình với Hà Nội. Nhưng tôi vẫn lưu luyến nặng trĩu với những hàng cây.

Dù là gãy gập hay vững thẳng. Các hàng cây lưu giữ cho tôi, khi tôi thả cảm xúc vào đôi mắt, nhìn lên cao.

LÊ NGUYỄN NHẬT LINH (từ Nhật Bản)

VÕ HƯƠNG - TRÀ MY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên