1. Tìm hiểu nghề Graphic Designer là gì?
Graphic Designer hay còn có một tên gọi khác là nhân viên thiết kế đồ họa. Công việc chính của nhân viên thiết kế đồ họa là sử dụng các phần mềm thiết kế để sáng tạo hình ảnh và kiểu chữ nhằm truyền tải một thông điệp cụ thể nào đó cho doanh nghiệp, tổ chức.
Ngày nay, bạn có thể dễ dàng nhận thấy tác phẩm của các Graphic Designer ở khắp mọi nơi như banner quảng cáo trên mạng xã hội, poster tại rạp chiếu phim, sự kiện hay các tấm áp phích tuyên truyền,... Do đó, nhu cầu tuyển dụng Graphic Designer luôn luôn cao và mang đến nhiều cơ hội cho các bạn trẻ yêu thích sáng tạo, nghệ thuật khi dấn thân vào công việc này.
Graphic Designer là công việc đòi hỏi sự sáng tạo và năng khiếu mỹ thuật - Ảnh: Internet.
Tùy vào từng loại hình công việc và tính chất môi trường làm việc, vị trí Graphic Designer có thể được phân loại như sau:
● Agency Graphic Designer: Nhân viên thiết kế đồ họa trong các công ty chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế đồ họa.
● In-house Graphic Designer: Nhân viên thiết kế đồ họa làm việc trong một tổ chức, công ty sản xuất hoặc dịch vụ.
● Freelance Graphic Designer: Người làm thiết kế đồ họa nhận các dự án làm việc tự do.
2. Mô tả công việc Graphic Designer chi tiết nhất
Vậy cụ thể công việc Graphic Designer làm gì? Trong thực tế, công việc thiết kế đồ họa có nhiều mảng chuyên môn riêng biệt, do đó, mô tả công việc Graphic Designer sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vực và công ty họ làm việc. Dưới đây là một vài loại hình công việc theo chuyên môn cụ thể của Graphic Designer.
2.1 Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu (Logo – Identity)
Bộ nhận diện thương hiệu doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp khách hàng nhận diện hình ảnh sản phẩm và dịch vụ của công ty trên thị trường. Do đó, để phát triển chuyên môn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, Graphic Designer cần am hiểu kiến thức về Marketing và Branding.
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm và dịch vụ của công ty - Ảnh: Internet.
Hơn thế nữa, người thiết kế còn phải có kỹ năng nghiên cứu doanh nghiệp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh để liên tục cập nhật các xu hướng thiết kế mới. Từ đó, người thiết kế đồ họa mới có thể đưa ra các giải pháp thiết kế về màu sắc, biểu tượng, kiểu chữ,... phù hợp nhất với tính cách của thương hiệu.
2.2 Thiết kế bao bì, nhãn mác (Packaging & Label)
Đối với các ngành sản xuất, bao bì của sản phẩm chính là thứ dùng để chứa đựng và phân loại sản phẩm. Tuy nhiên, bao bì sản phẩm ngày nay đã vượt xa chức năng cơ bản thông thường và trở thành công cụ để nhận diện và truyền tải thông điệp thương hiệu. Chính vì thế, thiết kế bao bì và nhãn mác ngày càng được chú trọng và đòi hỏi một bộ phận thiết kế đồ họa có chuyên môn về lĩnh vực này.
Thiết kế bao bì sản phẩm thú vị, gây ấn tượng mạnh với khách hàng - Ảnh: Internet.
Để đáp ứng nhu cầu chuyên môn về thiết kế bao bì, Graphic Designer cần am hiểu kiến thức về thiết kế và in ấn bao bì công nghiệp tương quan với bộ nhận diện thương hiệu. Ngoài ra, người thiết kế đồ họa cũng cần có hiểu biết về tâm lý học hành vi của khách hàng để thiết kế vỏ bao bì sản phẩm kích thích được nhu cầu mua sắm của khách hàng.
2.3 Thiết kế các ấn phẩm xuất bản (Book & Magazine)
Các ấn phẩm sách, báo, magazine,... trước khi xuất bản đều không thể bỏ qua công đoạn thiết kế bìa hay nội dung ấn phẩm. Do đó, để có thể làm Graphic Designer cho các ấn phẩm xuất bản, bạn cần phải trang bị các kiến thức về sử dụng phần mềm thiết kế ấn phẩm (InDesign), quản lý màu in ấn, xuất bản kỹ thuật số,...
Bên cạnh đó, nhân viên thiết kế đồ họa trong lĩnh vực này cũng cần có những nghiệp vụ báo chí và tâm lý học để thiết kế được những ấn phẩm gây ấn tượng sâu sắc đến hàng triệu người đọc.
Thiết kế bìa tạp chí - Ảnh: Internet.
2.4 Tiếp thị và thiết kế quảng cáo (Business & Advertising)
Để khách hàng biết đến sản phẩm và dịch vụ của công ty, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải liên tục triển khai các hoạt động tiếp thị và quảng cáo. Đặc biệt, những thông điệp quảng cáo bằng hình ảnh thiết kế luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến khách hàng và kích cầu mua hàng nhiều hơn.
Thiết kế bộ hình ảnh quảng cáo và tiếp thị trên đa nền tảng - Ảnh: Internet.
Mặt khác, các hoạt động tiếp thị ngày nay đều được thực hiện mạnh mẽ trên các kênh online và sự kiện offline. Do đó, nhu cầu tuyển dụng Graphic Designer trong lĩnh vực này luôn luôn cao vì hoạt động tiếp thị, quảng cáo liên tục đòi hỏi số lượng lớn các ấn phẩm thiết kế.
Vì vậy, khi làm Graphic Designer trong lĩnh vực tiếp thị, bạn cần am hiểu tâm lý của khách hàng trên nền tảng số, các yêu cầu hình ảnh cụ thể cho từng nền tảng trực tuyến,... để tạo ra những hình ảnh ấn tượng và kích thích hành động tương tác, mua sắm của khách hàng.
2.5 Thiết kế giao diện Web và ứng dụng (Graphic Design Web & App)
Giao diện Website và ứng dụng chính là hình ảnh của thương hiệu trên nền tảng online. Khi công ty sở hữu Website và App có giao diện chuyên nghiệp, mượt mà thì sẽ là điểm cộng uy tín vô cùng lớn trong lòng khách hàng.
Thiết kế giao diện Website bắt mắt làm nổi bật hình ảnh thương hiệu - Ảnh: Internet.
Do đó, là một Graphic Designer cho Website và App, bạn sẽ cần phải có kiến thức về ngôn ngữ lập trình như HTML, JavaScript, CSS,... cũng như làm việc chặt chẽ với UX Designer và UI Developer để tạo ra những giao diện hiệu quả, hấp dẫn người dùng.
(Còn tiếp)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận