Chủ nhật, ngày 17 tháng 2 năm 2019
Gộp 2 trung tâm Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị làm Bảo tàng Mỹ thuật Huế
TTO - UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa có quyết định thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế trên cơ sở 'gộp' 2 trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị lại.

Huế sắp có Bảo tàng Mỹ thuật Huế dựa trên cơ sở "gộp" 2 Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị lại - Ảnh: NHẬT LINH
Ngày 13-11, ông Phan Tiến Dũng, giám đốc Sở Văn hóa - thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết UBND tỉnh vừa có quyết định thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế.
Việc thành lập bảo tàng dựa trên việc sắp xếp, kiện toàn 2 trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị, trực thuộc Sở Văn hóa - thể thao.
Bảo tàng có nhiệm vụ lưu giữ, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, thực hiện công tác nghiên cứu, bảo tồn, hợp tác và đối ngoại thông qua các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.
Bảo tàng Mỹ thuật Huế có 3 không gian chính, gồm: không gian trưng bày tác phẩm mỹ thuật; không gian trưng bày nghệ thuật Lê Bá Đảng và không gian trưng bày nghệ thuật Điềm Phùng Thị.

Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng hiện nằm trên đường Lê Lợi (TP Huế) - Ảnh: NHẬT LINH
Ông Dũng cho biết hiện chưa xác định được vị trí đặt bảo tàng, tuy nhiên vị trí này sẽ nằm trong TP Huế. Quyết định trên có hiệu lực từ ngày 1-12 sắp tới.
Ông Dũng còn cho biết hiện công tác sưu tập tranh để chuẩn bị trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế đang được gấp rút hoàn tất.
"Hiện có khoảng 15 tác phẩm được chúng tôi mua lại từ các tác giả đoạt giải cao tại các cuộc triển lãm ở khu vực Bắc Trung Bộ. Số còn lại khoảng hơn 50 bức tranh từ Trường đại học Mỹ thuật - ĐH Huế, Hội Mỹ thuật Việt Nam… tặng, gửi trưng bày tại bảo tàng" - ông Dũng nói.
-
TTO - Từ câu chuyện của hai vị tướng trận cùng một ý chí khi chiến đấu, cùng một niềm ấp ủ cho hòa bình nhớ lại những tháng ngày khói lửa trập trùng, chúng tôi hiểu đó là trao truyền cho các thế hệ sau, thế hệ của chúng ta.
-
TTO - 17-18 tuổi, tình nguyện gác việc học hành, bỏ lại cây bút cùng giảng đường để cầm súng xung phong lên biên giới phía Bắc. Rất nhiều người trong số họ đã mãi mãi nằm lại trên dặm dài biên cương Tổ quốc.
-
TTO - Đêm 17-2 ấy, tôi đang ngồi với một nhà thơ tại một quán rượu đêm duy nhất của Hà Nội những năm 1970 sau ga Hàng Cỏ.
-
TTO - Riêng chuyện dâng sao giải hạn, nhiều chùa đang lợi dụng sự mê tín của người dân, cố tình phớt lờ giáo lý nhà Phật, biến lễ dâng sao giải hạn thành chuyện kinh doanh ồn ào bán mua, kiếm hàng chục tỉ đồng mỗi năm.
-
TTO - 'Tri ân và không lãng quên ngày 17-2' - đó là tâm sự của tác giả bài thơ Hồn nến. Cô tên thật là Nguyễn Thị Thu Hương, sinh năm 1993, tại Yên Bình, Yên Bái và hiện đang sinh sống, làm việc tại Yên Bái.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận